Những chuyện cực ngắn dưới đây sau khi đọc xong, bạn sẽ rút ra được những bài học ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Hãy đọc ngay những chuyện cực ngắn dưới đây và xem những chuyện ngắn này nhắn nhủ tới bạn điều gì nhé!
Những câu chuyện hay: Hành trang lên đường, bao nhiêu là đủ?
Một chú tiểu chuẩn bị phải đi đến một nơi xa lạ để học tập. Trước khi đi, sư thầy đã hỏi rằng:
– Tuần sau ạ, con sẽ lên đường khi nhận được giày đã đặt may trước đó.
– Đừng lo, ta sẽ nhờ một số tín chủ tặng cho con.
Nhờ có sư thầy, chú tiểu đã nhận được rất nhiều giày ngay trong hôm đó. Đến sáng hôm sau, cậu bỗng được tặng một chiếc ô, thế là cậu liền hỏi:
– Vì sao tín chủ lại tặng ô cho ta?
– Sư thầy sợ rằng chú tiểu sẽ gặp mưa lớn trên đường đi, nên đã nhờ chúng tôi tặng một chiếc ô.
Thế là trong hôm đó, lại có đến hơn 50 chiếc ô được tặng cho chú tiểu. Tối đó, thầy lại gặp chú tiểu và hỏi:
– Giày và ô đã đủ cho con dùng chưa?
– Đủ rồi ạ, nhưng bây giờ đã có quá nhiều và con không thể mang đi hết được ạ!
– Không được, làm sao biết được con sẽ trải qua bao nhiêu cảnh mưa gió, ngộ nhỡ giày rách, ô hỏng hết thì con phải làm như thế nào? Có thể con sẽ gặp phải sông suối, để ta nhờ mọi người quyên tặng thuyền để con mang theo…
Lúc này, chú tiểu mới hiểu ra dụng ý của sư thầy, thế là cậu liền quỳ xuống:
– Đệ tử sẽ lập tức xuất phát và không cần bất cứ thứ gì ạ!
Bài học: Chúng ta không thể đợi đến lúc chuẩn bị xong xuôi mới bắt đầu làm việc gì đó. Hành trang của mỗi người chỉ cần có sự quyết tâm và trái tim ấm nóng là đủ.
Câu chuyện số 3: Miếng bánh mì cháy
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
: Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng… sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông – bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện này chính là bài học về sự cảm thông giữa người với người.
Câu chuyện số 4: Quạ và thiên nga
Một con Quạ, đen như than, nó ganh ghét với một con Thiên Nga, vì bộ lông của Thiên Nga luôn trắng đẹp như bông.
Quạ ngu ngốc một hôm bỗng nảy ra một ý nghĩ rằng nếu nó cứ sống như Thiên Nga, tức là cứ bơi lội và vùng vẫy suốt ngày trong nước, và ăn cây cỏ rong rêu mọc dưới nước, ắt bộ lông nó sẽ trắng ra như bộ lông của Thiên Nga vậy. Thế là Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống.
Nhưng dù cho nó ra sức tắm giặt suốt ngày này qua ngày khác bộ lông của nó vẫn cứ đen như ngày nào vậy.
Và khi rong rêu trong nước ăn vào không phù hợp với cái dạ dày của nó, nó càng ngày càng gầy đét, và cuối cùng, ngã lăn ra chết.
Bài học: Đừng vì ảo tưởng những thứ mình không thể có mà có những hành động ngu ngốc, đến cuối cùng cùng thiệt thòi sẽ là bản thân mình.
Sự tự tin giúp chúng ta làm được tất cả mọi thứ
Trong năm học mới, lớp chúng tôi được thầy Huân đảm nhận dạy môn Toán. Vào buổi học đầu tiên, thầy đã phát đề kiểm tra cho cả lớp. Tuy nhiên, ai cũng ngạc nhiên vì cách thức chia bài và chấm điểm khá “lạ lùng” của thầy.
Thầy nói: “Trong đây có tất cả 3 đề, đề đầu tiên sẽ bao gồm các bài tập dễ và khó, nếu hoàn thành tất cả sẽ được 10 điểm, đề thứ 2 là những câu khá dễ nhưng điểm số tối đa chỉ dừng lại ở mức 8, còn đề cuối cùng chỉ toàn các câu cực dễ và điểm cao nhất mà các em có thể đạt được là 6 điểm”.
Chúng tôi chỉ có 15 phút để hoàn thành bài kiểm tra nên hầu hết mọi người đều chọn đề số 2. Sau đó khoảng 1 tuần, thầy phát lại bài kiểm tra và tất cả đều ngạc nhiên vì ai cũng đạt được điểm tối đa của đề mình đã chọn. Khi được hỏi về vấn đề này, thầy nói rằng: “Thầy chỉ đang tạo ra một thử thách nhỏ về sự tự tin cho các bạn. Ai cũng mong muốn có con điểm 10 nhưng lại sợ hãi trước thử thách nên cuối cùng lại không thể đạt được điều đó”.
Bài học: Chúng ta thường vì cảm thấy khó khăn mà từ bỏ ngay từ khi chưa kịp bắt đầu. Đó là lý do chúng ta không thể đạt được bất kỳ thành công nào. Chỉ khi bạn dám tự tin đối diện với mọi thử thách thì bạn mới có thể chạm đến đỉnh vinh quang của cuộc đời.
Câu chuyện hay ý nghĩa: Hai hạt lúa
Sau khi bội thu mùa màng, người nông dân đã giữ lại 2 hạt lúa khỏe và tốt nhất để làm giống cho những mùa vụ sau. Đến một hôm nọ, người nông dân định mang chúng ra gieo trồng trên cánh đồng ở gần nhà.
Tuy nhiên, khi biết tin này, hạt lúa thứ nhất liền cảm thấy chán ghét khi phải chôn vùi trong đất. Vì thế, nó đã lăn mình trốn trong một góc khuất mà không ai có thể tìm thấy. Còn hạt lúa thứ hai luôn mong đợi được ông chủ gieo trồng để bắt đầu một cuộc sống mới đầy thú vị và ý nghĩa.
Thời gian cứ thế trôi, hạt lúa thứ 2 đã phát triển và trở thành một cây lúa tươi tốt, trĩu hạt. Trong khi đó, hạt lúa thứ 1 thì cứ u uất mãi trong góc nhà, ngày càng khô héo và chết dần theo thời gian.
Bài học: Việc cố bảo vệ bản thân trong một lớp vỏ bao bọc sẽ khiến bạn đánh mất đi giá trị của chính mình. Chỉ khi bạn chấp nhận thử thách và dám tự mình đối đầu với sóng gió phía trước, bạn mới có thể phát triển và đóng góp những điều tốt đẹp nhất của bản thân cho xã hội.
Câu chuyện số 7: Hành trang lên đường
Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”
“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”
Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.
Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.
Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”
“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”
Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.
Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”
“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”
“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”
Bài học: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?
Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.
Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!