(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…
Xuất khẩu thị trường Nhật: Còn nhiều dư địa phát triển
Nếu khắc phục được những vấn đề trên, ông Hưng nhấn mạnh thị trường Nhật cực kỳ tiềm năng, còn nhiều dư địa để tăng trưởng, phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam.
Ông Hưng dẫn chứng, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật là 23,8 tỉ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chỉ đạt 2,9 tỉ USD, chiếm 12,1% thị phần; kim ngạch nhập khẩu da giày của Nhật đạt 4,5 tỉ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt sang Nhật ngành này chỉ đạt 823 triệu USD, chiếm 18,2% thị phần.
Đặc biệt, mặt hàng chuối tươi và sấy khô mỗi năm Nhật Bản bỏ ra tới 981 triệu USD nhập nhưng Việt Nam chỉ chiếm 0,6% thị phần, tương đương kim ngạch xuất khẩu 6,6 triệu USD…
Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ trên thế giới thông qua hàng loạt ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định FTA như AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP,…
Theo ông Hưng, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng chủ động nghiên cứu tìm hiểu các ưu đãi thị trường (thuế, hạn ngạch...); chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư, tiếp cận kênh phân phối...
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất theo tiêu chuẩn nhập khẩu; nâng cao kỹ năng quản lý xuất xứ hàng hóa, quản lý nguyên liệu đầu vào để hưởng ưu đãi.
Với lợi thế cửa ngõ ra biển của vùng Nam Lào, cảng Chu Lai (Quảng Nam) đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ, nâng cấp chuỗi dịch vụ để đẩy mạnh khai thác nguồn hàng xuất khẩu từ đất nước “triệu voi” này.
Con số 11,2 tỷ USD xuất siêu hàng hóa của Việt Nam được coi là điểm sáng của năm 2022. Tuy nhiên, với thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sụt giảm trong quý IV năm 2022 đã cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang thiếu hụt đơn hàng mới, dẫn tới không nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của năm 2023 Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2022 nhiều tín hiệu tích cực
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so năm 2021. Trong đó: Xuất khẩu đạt 371,9 tỷ USD, tăng 10,6% và nhập khẩu đạt 360,7 tỷ USD, tăng 8,4%. Cán cân thương mại đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD, đóng góp vào trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, kết quả này được đánh giá là rất khả quan và là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.
Về xuất khẩu hàng hóa, trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm nhưng cả năm 2022, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021 là kết quả rất khả quan. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.
Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%, bao gồm: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Biểu 1. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2022
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm so năm 2021; nhóm hàng nông, lâm sản chiếm 6,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm.
Về nhập khẩu hàng hóa, tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%.
Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%, bao gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện; vải; chất dẻo; sắt thép.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.
Hình 1. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu năm 2022
Hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ năm 2022 tăng mạnh, tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 145,2% so với năm 2021, trong đó dịch vụ du lịch đạt 3,8 tỷ USD (chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), tăng gần 25 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 43,4%), tăng 165,4%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2022 ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,4 tỷ USD (chiếm 48,7% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ), tăng 18,3%; dịch vụ du lịch đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 25,6%), tăng 70,8%. Nhập siêu dịch vụ năm 2022 là 12,6 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 9 tỷ USD).
Thách thức hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 có nhiều tín hiệu vui với cán cân thương mại đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD, đóng góp vào trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh xuất nhập khẩu Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng trong 3 quý đầu năm, nhưng bước sang quý IV, hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm rõ rệt; và hiện tượng suy giảm này được dự báo tiếp tục diễn biến trong những tháng của năm 2023.
Cụ thể, quý IV năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giảm 6,1%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm tới 14,8%; Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài giảm 2,7%. Một số mặt hàng XK chủ lực, chiếm giá trị lớn của Việt Nam của quý IV năm 2022 cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021: Điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 14,2 tỷ USD, giảm 14%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,4 tỷ USD, giảm 5,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 11,5 tỷ USD, giảm 4,6%; Hàng dệt may đạt 8,5 tỷ USD, giảm 8,9%. Bốn nhóm hàng này (chiếm tới 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu) giảm mạnh, đã có tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của quý IV năm 2022.
Mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của quý IV năm 2022 còn được thể hiện rõ theo xu hướng của các tháng liên tiếp và theo khu vực kinh tế. Khu vực kinh tế trong nước: Tháng Mười giảm 7,8%; tháng Mười một giảm 14,1%; và tháng Mười hai giảm tới 22,4%. Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài có sự sụt giảm nhẹ hơn: Tháng Mười tăng 9,7%; tháng Mười một giảm 7,0%; và tháng Mười hai giảm 11,1%.
Một số sản phẩm xuất khẩu như nông sản, thủy sản, thức ăn gia súc và nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng khá, được đánh giá là điểm sáng trong 9 tháng đầu năm 2022, tuy nhiên trong quý IV năm 2022 đã có sự sụt giảm mạnh như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, thức ăn gia súc và nguyên liệu…
Hoạt động nhập khẩu năm 2022 cũng có xu hướng sụt giảm theo quý: Quý I tăng 15,2%; quý II tăng 15,8%; quý III tăng 7,6%; quý IV giảm 3,9%.
Một số mặt hàng nhập khẩu của quý IV năm 2022 chiếm giá trị lớn của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ: Điện tử, máy tính và linh kiện kim ngạch nhập khẩu đạt 18,1 tỷ USD, giảm 16,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 10,9 tỷ USD, giảm 4,8%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,4 tỷ USD, giảm 18,1%. Ba nhóm hàng này chiếm tới 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tác động chính vào sự sụt giảm của quý IV năm 2022.
Con số 11,2 tỷ USD xuất siêu hàng hóa của Việt Nam được coi là điểm sáng của năm 2022, tuy nhiên với thực trạng xuất khẩu và nhập khẩu sụt giảm trong quý IV năm 2022 đã cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hụt đơn hàng mới, dẫn tới không nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của năm 2023. Theo đó, các chuyên gia dự báo năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ban, ngành; các doanh nghiệp phải cực kỳ nỗ lực tìm giải pháp khắc phục khó khăn mới mong giữ ổn định đà tăng trưởng trong năm tới./.
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ - TCTK
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển KTXH.
Năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD, đạt 732,5 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đánh giá cao khi tháng 12/2022, Tập đoàn Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đặt tại Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, lâu dài tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc và hiện đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, Hàn Quốc đã trở thành "Đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Samsung cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam xác định phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên của Việt Nam thời gian tới là thu hút các dự án công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa...
Hàn Quốc có những tập đoàn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam như Samsung, LG,… lại có nét văn hóa tương đồng của người châu Á. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác sản xuất kinh doanh, lâu dài,… Đây là cơ sở để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.
Cảm ơn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã dành thời gian tiếp đoàn, ông Park Hark Kyu nhấn mạnh, Việt Nam là đất nước quan trọng nhất của Samsung trên phạm vi toàn cầu.
Tổng Giám đốc Samsung cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.
"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", Tổng Giám đốc Samsung bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao lựa chọn đầu tư của Samsung vào Việt Nam; chúc mừng những kết quả Samsung đã đạt được dưới tầm nhìn và quyết định sáng suốt của những người lãnh đạo Tập đoàn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.
Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn và tin tưởng các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và Samsung nói riêng sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Samsung là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển KTXH.
Năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD, đạt 732,5 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đánh giá cao khi tháng 12/2022, Tập đoàn Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đặt tại Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, lâu dài tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc và hiện đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, Hàn Quốc đã trở thành "Đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Samsung cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam xác định phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên của Việt Nam thời gian tới là thu hút các dự án công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa...
Hàn Quốc có những tập đoàn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam như Samsung, LG,… lại có nét văn hóa tương đồng của người châu Á. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác sản xuất kinh doanh, lâu dài,… Đây là cơ sở để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.
Cảm ơn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã dành thời gian tiếp đoàn, ông Park Hark Kyu nhấn mạnh, Việt Nam là đất nước quan trọng nhất của Samsung trên phạm vi toàn cầu.
Tổng Giám đốc Samsung cho biết, cá nhân ông đã có hơn 20 lần đến Việt Nam để tìm hiểu môi trường kinh doanh, trong đó có việc quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên.
"Bây giờ đã qua hơn 10 năm, mỗi khi nhìn lại thì tôi cho rằng đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên là lựa chọn sáng suốt. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ để Samsung hoạt động hiệu quả trong thời gian qua", Tổng Giám đốc Samsung bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao lựa chọn đầu tư của Samsung vào Việt Nam; chúc mừng những kết quả Samsung đã đạt được dưới tầm nhìn và quyết định sáng suốt của những người lãnh đạo Tập đoàn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết ông vừa có cuộc tiếp CEO Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ với mong muốn sẽ phát triển Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử có mối quan hệ rất hữu cơ với nhau, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Tập đoàn Samsung nghiên cứu, đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư tại Việt Nam để tiếp tục có những quyết sách hiệu quả, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương Samsung đặt cơ sở sản xuất sẽ luôn lắng nghe, tiếp nhận các kiến nghị để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện có thể, theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc tiếp, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2).
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.
Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn và tin tưởng các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và Samsung nói riêng sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,79 triệu tấn gạo, dự kiến 4 tháng còn lại xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Đây là thắng lợi của Việt Nam đối với thị trường thế giới.
Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021.
Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,79 triệu tấn gạo, dự kiến 4 tháng còn lại xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Nếu không có gì xảy ra, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 sẽ đạt và vượt kế hoạch.
Đó là thông tin ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa năm 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức vào ngày 22/9.
8 tháng năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 4,79 triệu tấn (tăng 20,7% về số lượng và tăng gần 9,9% về giá trị so với cùng kỳ), trị giá gần 2,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt gần 500 USD/tấn, giảm gần 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2021 và 8 tháng năm nay thì lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao đứng vị trí hàng đầu.
Trong năm 2021, tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,2 triệu tấn; trong đó, lượng gạo thơm chiếm 2,5 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 41,2%), tiếp theo là gạo trắng chất lượng cao xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn (chiếm tỷ trọng gần 37,6%), gạo nếp chiếm tỷ trọng 16,37%. Đây là thắng lợi của Việt Nam đối với thị trường thế giới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam liên tục trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là châu Á (chiếm hơn 50%), tiếp theo là châu Phi và châu Mỹ.
[Bảo đảm hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo và ổn định thị trường]
Philippines là quốc gia đứng đầu trong nhập khẩu gạo Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam. 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines gần 2,4 triệu tấn (gần 50% số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam), với giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Philippines là thị trường rất quan trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trước đây khi thực hiện Hiệp định thương mại gạo với Việt Nam, Philippines thường mua gạo trắng thường có 15-25% tấm. Sau khi nước này mở cửa cho nhập khẩu tự do thì thương nhân của họ tập trung vào phân khúc gạo thơm, gạo chất lượng cao Việt Nam.
Đối với gạo thơm, gạo chất lượng cao (Đài Thơm 8, OM5451, OM18) là những loại gạo hiện không có nước nào xuất khẩu thay thế được. Định hướng cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài không thay đổi trong năm 2022 và năm 2023. Đây cũng là lợi thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với vị trí quan trọng của thị trường Philippines và lượng gạo nước này nhập khẩu chiếm gần 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nên Hiệp hội Lương thực Việt Nam cùng Bộ Công Thương vừa tổ chức hội nghị gạo tại Philippines. Theo đó, Philippines đặc biệt quan tâm đến gạo Việt Nam.
Sau khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và cấm xuất khẩu gạo tấm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng trong khi đó Philippines là quốc gia không thể ngừng nhập khẩu gạo. Vì thế, nhu cầu về gạo thơm (Đài thơm 8, OM 5451, OM18) vẫn là chủng loại được ưa chuộng tại Philippines.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho biết, trước đây, mỗi năm Trung Quốc (thị trường đứng thứ hai nhập khẩu Việt Nam) nhập khẩu khoảng 30 đến 40% lượng gạo Việt Nam nhưng trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ hơn 520.000 tấn gạo (chiếm tỷ trọng khoảng 10% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam), trị giá gần 270 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian qua, thị trường Trung Quốc luôn có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu gạo, năm nay, tập trung nhập gạo nếp và gạo ST từ Việt Nam. Hiện nhu cầu gạo nếp của Trung Quốc lớn nhưng Việt Nam không đủ nguồn cung.
Riêng thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà nhập khẩu số lượng gạo Việt Nam tương đối lớn và ổn định; tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang hai thị trường này trên 18% và tập trung vào loại gạo thơm, gạo chất lượng cao (OM5451, Đài thơm 8, Jasmine).
Đề cập về chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, thời gian tới chưa biết tình hình của Ấn Độ sẽ như thế nào nhưng khả năng giá gạo tăng vì Ấn Độ sụt giảm nguồn cung gạo.
Ấn Độ chiếm 40% thương mại gạo toàn cầu. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu hơn 21,5 triệu tấn gạo (lớn hơn 4 nước: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Mỹ cộng lại). 6 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ xuất khẩu hơn 11 triệu tấn gạo. Chính sách của Ấn Độ về cấm xuất khẩu gạo tấm, áp dụng thuế xuất khẩu gạo trắng nên ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo./.