Cùng DOL phân biệt qualification và skill nhé!

Những lỗi sai thường gặp khi viết trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì

Để ghi được nhiều điểm hơn trong mắt các nhà tuyển dụng thì rất nhiều người đã quyết định viết tay đơn xin việc thay vì đánh máy. Nhưng chính điều đó có thể dẫn đến rất nhiều những lỗi không đáng có trong đơn xin việc.

Khi viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc thường gặp lỗi sai chính tả

Lỗi gặp nhiều nhất trong quá trình viết đơn xin việc là lỗi sai chính tả, đặc biệt khi viết bằng tay. Lỗi này có thể coi là lỗi nhỏ nhỏ nhưng có có thể khiến đơn xin việc của ứng viên bị loại ngay lập tức.

Trình độ chuyên môn là phần mà các nhà tuyển dụng để tâm nhiều nhất, vì vậy chỉ một lỗi nhỏ có thể khiến họ không vừa ý là loại ứng viên đó ngay từ vòng CV.

Viết các thông tin không hoàn toàn đúng sự thật

Rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường, nhưng lại muốn thể hiện và thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng mà viết các thông tin không đúng hoặc phóng đại hơn so với khả năng thực của các bạn. Những thông tin không đúng sự thật này chắc chắn sẽ bị phát hiện ra sau một vài câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới con đường tương lai của ứng viên.

Hãy chắc chắn rằng những thông tin mà ứng viên cung cấp cho nhà tuyển dụng là sự thật và không hề bị phóng đại và nói quá làm sai lệch đi khả năng chuyên môn thật sự của ứng viên và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.

Trên đây là một số thông tin về trình độ chuyên môn trong đơn xin việc mà bạn cần chú ý khi làm hồ sơ xin việc cũng như trình độ học vấn ghi thế nào. Bạn đang muốn tìm việc làm Hà Nội, đừng bỏ lỡ website này nhé, ở đây chúng tôi luôn cập nhật những thông tin việc làm mới nhất.

Trong đơn xin việc, nghề nghiệp chuyên môn là gì

Để giải đáp thắc mắc nghề nghiệp chuyên môn ghi gì trong đơn xin việc cũng như trong cv thì cần phải hiểu rõ về khái niệm của nghề nghiệp chuyên môn.

Nghề nghiệp chuyên môn là khả năng áp dụng các kiến thức kỹ năng chuyên môn thông qua quá trình đào tạo hay kinh nghiệm thực tế để đúc kết và ứng dụng trực tiếp vào công việc để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bản thân.

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là sự phản ánh về nghề nghiệp đang làm dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Hoàn toàn có thể ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đó để thực hiện những công việc liên quan khác mà không bị gò bó trong một vị trí công việc cụ thể trong khi tìm và viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc.

Ví dụ: Bạn có nghề nghiệp chuyên môn là Kỹ Sư Điện Tử. Tuy nhiên, vị trí mà bạn ứng tuyển có thể là Kỹ sư điện hay Nhân Viên Bảo Trì Điện chẳng hạn.

Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm nghề nghiệp chuyên môn và trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch.

Thực tế thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc phản ánh về cấp bậc đào tạo về một lĩnh vực cụ thể như Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư,… Nghề nghiệp chuyên môn là việc một người được đào tạo chuyên nghiệp cũng như có quá trình trải nghiệm thực tế. Nghề nghiệp chuyên môn giúp ứng viên nâng cao được vị thế của bản thân, tạo ra cơ sở cạnh tranh một cách tốt nhất và ghi điểm nhiều hơn với nhà tuyển dụng.

Tuy vậy, nghề nghiệp chuyên môn sẽ chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi ứng viên ghi và đề cập đến nó một cách ấn tượng trong đơn xin việc của mình. Để làm được điều đó thì không phải người nào cũng làm hoàn thành một cách ấn tượng và hoàn hảo.

Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của một người chuyên về một hay nhiều lĩnh vực nào đó, trình độ chuyên môn được chia thành các cấp độ bao gồm trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo gọi là tiến sĩ, tiếp đến là thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…

Đối với một số vị trí, cần yêu cầu cao đối với trình độ chuyên môn đúng với ngành nghề đó. Những công việc quan trọng như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, luật sư, giáo viên,… là những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Để ứng tuyển được vào vị trí đó cần phải được đào tạo về trình độ chuyên môn theo đúng chuyên ngành…

Trình độ chuyên môn trong đơn xin việc và CV có khác nhau không

Rất nhiều các bạn mới ra trường còn nhầm lẫn giữa CV và đơn xin việc, vậy hai loại này có điểm gì giống và khác nhau:

CV là một bản sơ yếu lý lịch và được xem là bản tóm tắt các thông tin như mục tiêu công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch và những kỹ năng cần thiết để thuyết phục các nhà tuyển dụng là ứng viên đó phù hợp nhất cho vị trí mà họ đang cần tìm.

Đơn xin việc là một bản tóm tắt các thông tin về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên môn của ứng viên, các thông tin này được chắt lọc kỹ càng, sao cho khi nhà tuyển dụng nhìn vào sẽ thấy ứng viên đó là lựa chọn phù hợp nhất.

Thay vì trình bày thành các phần rõ ràng và bắt mắt như CV, đơn xin việc được viết bởi những đoạn văn ngắn, dưới dạng một bức thư ngỏ với nhà tuyển dụng khi bạn gửi qua mail cho họ thì đây là phần hiển thị trong nội dung mail.