Hệ thống quản lý nội dung (CMS) đã trở thành một công cụ cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng và quản lý website. Với giao diện trực quan và các công cụ mạnh mẽ, CMS giúp bạn tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung nhanh chóng mà không cần sự can thiệp sâu vào mã nguồn.

Chọn CMS phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng

Nếu bạn không có nhiều kiến thức lập trình hay code, thì việc sử dụng hệ thống CMS đơn giản, dễ sử dụng là điều vô cùng cần thiết. Bạn hãy liệt kê những yếu tố cần có trong Website để như giao diện trang chủ, hình thức bên ngoài, chi phí,…Chính những yếu tố này giúp doanh nghiệp lựa chọn được CMS phù hợp với từng mục đích sử dụng cũng như đảm bảo giá thành hợp lý nhất!

Hệ thống CMS nào tốt nhất hiện nay?

Hiện nay có rất nhiều hệ thống CMS phổ biến, người dùng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, WordPress là hệ thống được được đánh giá tốt nhất! Cụ thể như sau:

WordPress được thiết kế để dễ sử dụng ngay cả đối với người không có kỹ năng lập trình. Giao diện người dùng thân thiện và trực quan, cho phép người dùng quản lý và cập nhật nội dung trang web một cách dễ dàng.

WordPress cung cấp một thư viện lớn các plugin và chủ đề miễn phí và có phí. Plugin giúp mở rộng chức năng của trang web, từ tích hợp xã hội, tối ưu hóa SEO, quản lý bình luận, đến tích hợp cửa hàng trực tuyến.

Chủ đề cho phép bạn thay đổi giao diện của trang web một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.

WordPress được xây dựng với cấu trúc tối ưu cho việc tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. Nó cung cấp các tính năng SEO cơ bản và có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các plugin SEO phổ biến như Yoast SEO để cải thiện thứ hạng trang web trên các kết quả tìm kiếm.

WordPress cho phép bạn mở rộng và tùy chỉnh trang web theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể thêm các tính năng tùy chỉnh, sửa đổi giao diện, và tạo ra các trang web phức tạp như cửa hàng trực tuyến, diễn đàn, trang tin tức, v.v.

Lý do nên sử dụng hệ thống CMS

Có rất nhiều lý do doanh nghiệp nên sử dụng CMS cho website, cụ thể là giúp Website hoạt động ổn định, cập nhật được hình ảnh, nội dung và có thể duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp.

CMS truyền thống (Traditional CMS)

Các hệ thống quản lý nội dung CMS xuất hiện từ những năm 2000 theo nhu cầu của thị trường. Những nền tảng phổ biến như WordPress và Sitecore được thiết kế để lưu trữ và trình bày các yếu tố nội dung như văn bản, hình ảnh, video,… trên website.

CMS truyền thống là mô hình đóng gói toàn bộ cấu trúc nguyên khối, với phần frontend (thiết kế, giao diện) và backend (cơ sở dữ liệu, mã code) được liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là loại CMS phổ biến nhất, từng thống trị thị trường website trong nhiều năm. Trong đó có những cái tên nổi bật như WordPress, Drupal, Joomla, Sitecore,…

Headless CMS là hệ thống ưu tiên sử dụng API. Trong đó, phần phát triển, quản lý lưu trữ nội dung và phần hiển thị, phân phối được tách biệt với nhau. Thuật ngữ “headless” được hiểu rằng CMS sẽ không có giao diện người dùng hoặc môi trường hiển thị cố định.

Các lập trình viên được toàn quyền xây dựng và thiết kế từ ngôn ngữ, nền tảng công nghệ, cho đến giao diện theo nhu cầu. Điều này mang lại sự linh hoạt để hiển thị nội dung của bạn theo nhiều cách nhất có thể, ví dụ như trên ứng dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh, tablet, trang web,…

Nhờ đó, Headless CMS giúp tùy chỉnh nội dung, sáng tạo hình thức thể hiện đa kênh, đa nền tảng, đa thiết bị dễ dàng, chứ không bị giới hạn trên website như CMS truyền thống.

Nếu nhà phát triển đang muốn tạo ra những trải nghiệm nội dung hàng đầu, thì Headless CMS là lựa chọn phù hợp.

Bước phát triển tiếp theo của CMS chính là trở thành một nền tảng nội dung All-in-one – Content Platform. Hệ thống có khả năng phân phối, quảng bá, báo cáo toàn diện nội dung trên đa kênh, đa thiết bị. Điều này sẽ tạo ra bước phát triển lớn trong quản trị, phân phối nội dung tích hợp tập trung, quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.

Nếu như Headless CMS lưu trữ nội dung không có cấu trúc, thì Content platform là một bước tiến khi cấu trúc nội dung một cách khoa học để dễ dàng tìm kiếm, quản lý và tái sử dụng.

Headless CMS và Content Platform là hai loại CMS đang là xu hướng phát triển mới, thay thế dần CMS truyền thống đã không còn phù hợp với nhu cầu mới của độc giả – một thế hệ độc giả giải trí trên đa nền tảng, đa kênh, đa thiết bị, đa dạng hình thức.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về hệ thống CMS TẠI ĐÂY.

Các tính năng phổ biến của hệ thống quản lý nội dung

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) cung cấp nhiều tính năng phổ biến giúp người dùng quản lý nội dung web một cách hiệu quả như:

CMS cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ doanh nghiệp quảng lý nội dung trang web hiệu quả

CMS được phân loại thành ba loại chính: CMS mã nguồn mở, CMS tự code, CMS build sẵn (CMS dựng sẵn):

CMS mã nguồn mở là các hệ thống quản lý nội dung được phát triển và phân phối dưới dạng mã nguồn mở, cho phép người dùng tự do tùy chỉnh, sửa đổi và phát triển tiếp theo nhu cầu của họ.

Ưu điểm: CMS mã nguồn mở thường miễn phí, có cộng đồng phát triển mạnh mẽ và hỗ trợ mở rộng linh hoạt. Người dùng có quyền kiểm soát đầy đủ và linh hoạt trong việc tùy chỉnh và mở rộng chức năng.

Nhược điểm: Việc sử dụng CMS mã nguồn mở yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao hơn và thời gian triển khai có thể lâu hơn. Hỗ trợ kỹ thuật có thể không được đảm bảo như trong các hệ thống CMS thương mại.

CMS mã nguồn mở thích hợp cho những doanh nghiệp muốn có sự linh hoạt tối đa và tùy chỉnh cao đối với trang web hoặc ứng dụng của họ. Nó phù hợp cho các dự án có nguồn lực kỹ thuật và thời gian phát triển đủ để tận dụng các tính năng mở rộng và ưu điểm của mã nguồn mở.

Hệ thống CMS gồm 3 loại chính là: CMS mã nguồn mở, CMS tự code, CMS dựng sẵn

Hệ thống quản lý nội dung tự code là hệ thống quản lý nội dung được phát triển và tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của mỗi dự án. Người dùng phải xây dựng từ đầu và viết mã riêng cho CMS này.

Ưu điểm: CMS tự code cung cấp sự linh hoạt tuyệt đối trong thiết kế và chức năng, được tùy chỉnh hoàn toàn để đáp ứng yêu cầu cụ thể của dự án. Người dùng có toàn quyền kiểm soát và tối ưu hóa hệ thống.

Nhược điểm: Xây dựng CMS tự code đòi hỏi kiến thức lập trình phức tạp và thời gian phát triển dài. Ngoài ra, việc duy trì và nâng cấp CMS tự code cũng đòi hỏi nguồn lực và thời gian đáng kể.

CMS tự code phù hợp cho các dự án đặc thù hoặc có yêu cầu độc đáo mà các hệ thống CMS hiện có không đáp ứng được. Nó được ưu tiên khi có nguồn lực kỹ thuật cao, và muốn có kiểm soát hoàn toàn và tùy chỉnh tối đa đối với hệ thống quản lý nội dung.

CMS build sẵn là các hệ thống quản lý nội dung được phát triển trước, có các tính năng và giao diện chuẩn sẵn, người dùng có thể sử dụng mà không cần viết mã nguồn.

Ưu điểm: Hệ thống quản lý nội dung build sẵn dễ sử dụng, không yêu cầu kiến thức lập trình phức tạp. Nó có giao diện thân thiện, có nhiều tính năng và mẫu giao diện sẵn có, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xây dựng và quản lý nội dung.

Nhược điểm: CMS build sẵn có giới hạn trong việc tùy chỉnh và mở rộng chức năng. Khả năng tương thích và tích hợp với các ứng dụng và công nghệ bên ngoài cũng có thể hạn chế.

CMS build sẵn thích hợp cho doanh nghiệp không có kiến thức lập trình hoặc nguồn lực kỹ thuật hạn chế. Nó phù hợp cho các dự án nhỏ và trung bình với mục tiêu xây dựng nhanh chóng và dễ dàng quản lý nội dung.