Từ ngày 01/01/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long: 70.000 đồng/lượt/khách. (Giá vé tham quan sẽ thay đổi từ ngày 01/01/2025: 100.000 đồng/lượt/khách)
Tour đêm giải mã di tích Hoàng thành
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội, trong tháng 11 – 12/2020, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” được đưa vào phục vụ du khách.
Để thực hiện “giải mã” Hoàng Thành Thăng Long du khách được phát mỗi người một phiếu in 9 ô trống, 8 ô tương ứng với 8 câu trả lời về các di tích, cổ vật thuộc các thời kỳ Lý, Trần, và Lê.
Ô cuối là xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội cho khách đã giải mã thành công.Lộ trình tham quan bắt đầu từ Đoan Môn, là cửa ra vào của vòng thành trong cùng-Cấm thành, cũng là nơi ở và làm việc của nhà vua xưa kia.
Qua khu vực này, du khách tiếp tục được trải nghiệm không gian Hoàng cung Thăng Long xưa, được thưởng thức tiết mục múa cổ “Tát nước đêm trăng” ngay trên mặt kính hố khai quật khảo cổ với hiệu ứng ánh sáng huyền ảo.
Sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về hố khai quật khảo cổ học phát lộ các tầng lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, với dấu tích của 3 triều đại Lý, Trần, Lê.
Tiếp nối mạch cảm xúc này, du khách đến với không gian trưng bày ý nghĩa và độc đáo của Hoàng thành Thăng Long với chiều dài lịch sử 1.300 năm, chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá và đặc sắc với chủ đề “Thăng Long Hà Nội – Lịch sử nghìn năm từ lòng đất” tại nhà trưng bày.
Tại Điện Kính Thiên, du khách dâng hương tưởng nhớ Đức vua Lý Thái Tổ và các vị tiên đế đã có công khai sáng Kinh thành Thăng Long, dựng xây non sông Đại Việt; cầu cho quốc thái dân an, muôn nhà hạnh phúc, mọi người bình an.
Điểm tham quan cuối cùng là khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, được thiết kế hai điểm nhấn là: Trình chiếu hình ảnh bằng ánh sáng laser các hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long; trải nghiệm và lấy nước giếng Hoàng cung mang về.
Để tạo sức hấp dẫn cho tour khám phá đêm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sắp đặt lại hệ thống đèn chiếu sáng, đầu tư hệ thống đèn lồng khu vực Điện Kính Thiên, đèn trang trí trong di tích, sắp đặt hệ thống nến… tạo hiệu ứng ánh sáng cho không gian di tích. Bên cạnh đó, những người tham gia thuyết minh, biểu diễn nghệ thuật cũng được đầu tư trang phục hoàng cung phù hợp./.
Các điểm tham quan của Hoàng thành Thăng Long
Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài) được xây dựng đầu thế kỷ 19 dưới thời Nguyễn. Cột cờ có chiều cao là 60m, gồm 3 tầng: Tầng 1 cao 3,1m, tầng 2 cao 3,7m và tầng 3 cao 5,1m.
Tiếp theo đó còn có một cột cờ với chiều cao lên tới 18,2m. Giữa các tầng có thể di chuyển bằng cầu thang xoáy trôn ốc và các cửa sổ để quan sát ra xung quanh.
Điện Kính Thiên nằm tại vị trí trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long với phần kiến trúc còn sót lại là những nền đá cũ cùng các bậc thềm để lên tới chính điện.
Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428, được coi là “một trong những tuyệt tác của kiến trúc An Nam”, tuy nhiên đã bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh, hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.
Điểm nhấn của khu di tích này chính là 4 con rồng đá chầu ở thềm điện, được điêu khắc từ thế kỷ XV dưới triều đại vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho phong cách kiến trúc của thời Lê Sơ.
Thềm Rồng gồm 9 bậc đá, với 3 lối lên xuống, lối chính dành cho Vua đi, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa uốn 7 khúc, chân có 5 móng. Đây là những hiện vật vô cùng quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc.
Cửa BắcCửa Bắc – Hoàng thành Hà Nội
Còn gọi là Bắc Môn hay cổng thành phía Bắc. Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX dưới thời nhà Nguyễn. Đây là địa điểm để trấn giữ kinh thành xưa. Ngày nay, Cửa Bắc là nơi thờ tự hai vị anh hùng là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công Chúa, hay Chùa Các Bà. Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long còn được khắc họa rõ nét hơn trong kiến trúc còn như nguyên vẹn của Tĩnh Bắc Lâu (Hậu Lâu) vốn là nơi để thờ tự và trấn giữ phong thủy cho Hoàng thành Hà Nội. Thời gian dài sau đó, Hậu Lâu còn được biết đến như nơi ở của các Công chúa và Hoàng Hậu.
Nhà D67 lại là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi ghi dấu những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung Ương như chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước năm 1975.
Ngôi nhà thiết kế năm 1967, được gọi là Nhà D67.
Đoan Môn là cửa trong cùng dẫn vào Cấm thành – nơi ở, làm việc của Vua và hoàng gia. Đoan Môn được xây dựng từ thời Lý với tên gọi Ngũ Môn Lâu. Tuy nhiên, kiến trúc hiện còn là được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ, sửa sang vào thời Nguyễn.
Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng. Giữa Đoan Môn và điện Kính Thiên là Long Trì, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng.
Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn, được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U, từ Đông sang Tây dài 46,5m, từ Nam lên Bắc đoạn giữa dài 13m, cánh gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.
Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà Vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.
Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long
Địa chỉ Hoàng thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích hơn 18.000 ha, bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.
Hoàng thành Hà Nội được giới hạn bởi các tuyến đường: đường Phan Đình Phùng ở phía Bắc; đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội ở phía Nam; đường Điện Biên Phủ ở phía Tây Nam; đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội ở phía Tây và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Bản đồ vị trí Kinh thành Thăng Long ngày nay. Hoàng thành được đánh dấu vàngBản đồ Kinh thành Thăng Long thời nhà Hậu Lê, Hoàng thành được đánh dấu vàng
Địa chỉ Hoàng Thành Thăng Long dễ tìm kiếm nhất trên bản đồ là 19C Hoàng Diệu – cửa chính của khu di tích.
Cùng với khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác và Chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long trở thành một trong những địa điểm tồn tại lâu đời nhất tại Hà Nội, gắn liền với vô vàn triều đại và biến cố thăng trầm của lịch sử.
Hoàng thành Thăng Long ở đâu, đi như thế nào?
Hoàng thành Thăng Long tọa lạc tại phường Điện Biên và Quán Thành, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Nơi đây có vị trí nằm cách trung tâm TP Hà Nội chỉ hơn 1km. Nên bạn có thể dễ dàng đến Hoàng thành Thăng Long với các phương tiện sau:
Những công trình kiến trúc Pháp
Hệ thống các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp trong khu vực thành cổ Hà Nội được xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, gồm có: tòa nhà sở chỉ huy pháo binh quân đội Pháp; một tòa nhà 2 tầng xây dựng năm 1897, nay dùng làm trụ sở của Cục Tác chiến; hai tòa nhà một tầng xây dựng năm 1897.
Phía Đông của tòa nhà Cục Tác chiến có một ngôi nhà khách xây dựng năm 1930 với mái ngói dốc đứng, mái hiên rộng thể hiện kiến trúc đặc thù của thời kỳ này.
Quần thể cây xanh với mật độ dày, đa dạng về chủng loại và số lượng, tạo nên một môi trường trong lành, cảnh quan hài hòa của khu di tích.
Phần lớn được trồng từ thế kỷ 19, nhiều cây đến nay đã thành cổ thụ, làm tăng thêm nét cổ kính và thiêng liêng của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.