Binh chủng Hải quân Đánh bộ là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

Đội hình xuất phát Việt Nam vs Thái Lan:

ĐT Việt Nam: Văn Lâm, Tiến Dũng, Duy Mạnh, Ngọc Hải, Tấn Tài, Văn Hậu, Hoàng Đức, Hùng Dũng, Quang Hải, Tuấn Hải, Tiến Linh.

ĐT Thái Lan: Kampon, Sasalak, Theerathon, Pansa, Sarach, Peeradol, Adisak, Suphanan, Weerathep, Poramet, Kritsada.

Ở trận đấu này, ĐT Việt Nam tiếp tục xuất phát với sơ đồ chiến thuật 3-5-2. Đặng Văn Lâm tiếp tục bắt chính. Bộ ba trung vệ gồm Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải. Hồ Tấn Tài và Đoàn Văn Hậu đảm nhiệm hai hành lang cánh.

Bộ đôi tiền vệ trung tâm của ĐT Việt Nam ở màn đọ sức với Thái Lan là Nguyễn Hoàng Đức và Đỗ Hùng Dũng. Nguyễn Quang Hải đá hộ công ngay sau cặp tiền đạo Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh.

Theo Thứ trưởng Paweł Bejda, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng Ba Lan và Việt Nam đã và đang mang lại những kết quả đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, ngày 10/12, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Warsaw, Đại sứ quán cùng Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Cộng hòa Ba Lan đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tham dự buổi lễ có khoảng 200 khách mời, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của Ba Lan, trong đó có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Paweł Bejda, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam Napieralski Grzegorz, Chủ tịch Hội Hữu nghị Ba Lan-Việt Nam vì tương lai Tadeusz Iwiński, lãnh đạo các Đại sứ quán, Tùy viên Quốc phòng, Tùy viên Quân sự tại Cộng hòa Ba Lan, một số cựu chiến binh Ba Lan từng tham gia Ủy ban đình chiến sau Hiệp định Geneva năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973, đại diện các hội đoàn cộng đồng người Việt, cùng cơ quan thông tấn, báo chí tại địa bàn.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải nhấn mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xứng đáng được coi là lực lượng chính trị đặc biệt, là thành trì tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Theo Đại sứ Hà Hoàng Hải, thực hiện chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam, những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế và ngoại giao quốc phòng ở cả cấp độ song phương và đa phương.

Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tích cực tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xứng đáng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Hà Hoàng Hải nhấn mạnh sự giúp đỡ quý báu của Ba Lan đối với Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn đó. Hiện nay, trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng.

Mối quan hệ hợp tác này ngày càng được củng cố nhằm nâng cao năng lực quốc phòng của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Paweł Bejda nhấn mạnh qua những thước phim ôn lại lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ có lực lượng hải, lục, không quân mạnh mà còn có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trong dịch bệnh, trong khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tương tự như Quân đội Ba Lan đã sát cánh cùng người dân trong trận lũ lụt lịch sử năm 2024 vừa qua. Đây chính là lý do để người dân gửi lòng tin cậy, yêu mến tới các quân nhân.

Theo Thứ trưởng Paweł Bejda, Chính phủ Ba Lan luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Ba Lan và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã và đang mang lại những kết quả đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước.

Thứ trưởng Paweł Bejda bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam trên cương vị đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan, cùng Nhóm nghị sỹ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Ba Lan-Việt Nam (4/2/1950-4/2/2025) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng, đặc biệt trong chia sẻ quan điểm, trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan, Thứ trưởng Paweł Bejda gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả cán bộ, chiến sỹ đang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúc Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục phát triển và chúc quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ba Lan ngày càng thực chất và hiệu quả./.

Tiền đạo Sheydayev (Buriram) đánh nhau với cầu thủ Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Trận đấu diễn ra tại Trung Quốc tối 29-11 trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 bảng H của AFC Champions League 2023 - 2024. Kết thúc 90 phút thi đấu, đội chủ nhà Chiết Giang đã đánh bại Buriram United với tỉ số 3-2. Dù vậy, sau khi trận đấu kết thúc, cầu thủ và các thành viên ban huấn luyện hai đội đã lao vào đánh nhau, tạo nên quang cảnh hết sức hỗn loạn.

Cầu thủ Thái Lan và Trung Quốc xô xát dữ dội trên sân

Sau sự việc, trang Sohu đã có bài viết mang tiêu đề: Làm sáng tỏ trận đấu giữa Buriram United với Chiết Giang, ai phát động cuộc ẩu đả trước?

Theerathon Bunmathan bị báo Trung Quốc "tố" là kẻ gây chiến - Ảnh: Sohu

Mở đầu bài viết tác giả nhận định: "Trong suốt trận đấu, sự giận dữ của đôi bên đã được tích tụ, dồn nén đến tột đỉnh. Sau trận đấu, ba cầu thủ Buriram bước ra khỏi sân, còn hai cầu thủ đội Chiết Giang bước vào sân, khi hai bên chạm mặt nhau không rõ vì lý do gì đã xảy ra tranh cãi.

Một cầu thủ Thái Lan đã chỉ vào cầu thủ Chiết Giang và chửi rủa, từ đây một cuộc ẩu đả bắt đầu. Ba cầu thủ Thái Lan đã đánh nhau với hai cầu thủ Chiết Giang.

Thấy đồng đội bị đánh, đông đảo cầu thủ và ban huấn luyện Chiết Giang lao vào sân bao vây các cầu thủ Thái Lan, lúc này các cầu thủ Buriram United cũng bắt đầu nhập cuộc.

Trong trận hỗn chiến, tiền đạo số 10 Ramil Sheydayev (Buriram United) đã dùng đòn kẹp cổ tiền vệ Yao Junsheng (Chiết Giang). Sheydayev sau đó đã bị nhiều thành viên đội Chiết Giang ném xuống đất và bị một nhóm đông người đánh đập tập thể. Toàn bộ cuộc ẩu đả kéo dài khoảng 2 phút.

Tiếp đến, cầu thủ số 11 Coles (Buriram United) đã có hành vi không đẹp khi thực hiện động tác giơ hai ngón tay cái chĩa xuống đất để khiêu khích các cổ động viên đội Chiết Giang. Một thành viên ban huấn luyện Buriram United cũng giơ "ngón tay thối" về phía khán đài. May mắn là đội Chiết Giang đã kiềm chế, không khiến sự việc đánh nhau tái diễn".

Thành viên ban huấn luyện Buriram United giơ "ngón tay thối" về phía khán giả Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Báo Trung Quốc cho rằng hậu vệ Theerathon Bunmathan là một trong những người tham chiến tích cực nhất bên phía CLB Buriam United. Truyền thông Trung Quốc nhận định thủ quân đội tuyển quốc gia Thái Lan "cay cú" vì liên tục thất bại trước Trung Quốc.

Sohu viết thêm: "Điều đáng nói ở giai đoạn đầu của vụ ẩu đả, trọng tài và trọng tài biên đã cố gắng ngăn chặn. Sau đó họ nhận thấy hai bên quá tức giận và không thể làm gì được nên đành bỏ cuộc. Do hiện trường hỗn loạn nên khó xác định nguyên nhân cụ thể của vụ xô xát.

Cầu thủ số 11 của Buriram United khiêu khích cổ động viên Chiết Giang - Ảnh: Sohu

Nhưng trong đoạn video có thể thấy người đàn ông cao lớn mặc đồ trắng xô xát với cầu thủ dự bị của đội Chiết Giang là hậu vệ đội trưởng tuyển Thái Lan Theerathon Bunmathan. Ở trận đấu trước đó giữa Thái Lan với Trung Quốc tại vòng loại World Cup 2026, đội bóng của Theerathon Bunmathan đã bị Trung Quốc lội ngược dòng đánh bại 2-1.

Giờ đây CLB Buriram United cũng tương tự khi bị Chiết Giang lội ngược dòng thắng 3-2. Rất có thể điều đó khiến Theerathon Bunmathan mất kiểm soát cảm xúc. Thù mới hận cũ đã khiến thủ quân tuyển Thái Lan gây chiến?".

Thủ quân đội tuyển quốc gia Thái Lan Theerathon Bunmathan (tóc vàng), thành viên CLB Buriam United, nhiệt tình tham gia vụ ẩu đả - Ảnh: Sohu

Cuối cùng tác giả khẳng định tổ trọng tài điều khiển trận đấu sẽ gửi báo cáo chi tiết lên Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) để xác định những người phải chịu trách nhiệm về sự cố.

Chắc chắn, nhiều cầu thủ của hai đội bóng Thái Lan, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với án phạt nặng từ AFC.

Trong suốt 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đội quân cách mạng của dân, do dân và vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục và rèn luyện đã lập nên những chiến công vang dội: đánh thắng phát xít Nhật trong Cách mạng tháng Tám, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đánh thắng hai cường quốc thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ nhân loại.

Lý giải về thắng lợi vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 75 năm qua, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bạn bè trên thế giới đều khẳng định: Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó còn là một quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, anh dũng chiến đấu; đoàn kết quốc tế, chí nghĩa, chí tình; cần, kiệm, liêm, chính trong xây dựng và chiến đấu; đánh thắng mọi kẻ thù…

Không chỉ bạn bè quốc tế đánh giá cao về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà cả đối phương - những người trước đây ở bên kia chiến tuyến cũng phải thừa nhận về phẩm giá của "Bộ đội Cụ Hồ".

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 30 năm Ngày Quốc phòng toàn dân, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam qua đánh giá của đối phương" của Đại tá, Tiến sĩ Trương Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Tướng Raoul Salan - người trực tiếp cầm quân trên chiến trường Việt Nam khi nói về lực lượng Việt Minh đã thừa nhận: "Quân đội Việt Minh là một lực lượng bộ binh xuất sắc… Lính bộ binh chính quy Việt Minh theo quan niệm của tôi, là địch thủ ghê gớm nhất mà Pháp đã gặp phải từ sau trận Verdun (Vécđoong). Lính bộ binh Việt Nam còn mạnh hơn người lính Đức vì với chất lượng đã có lại cộng thêm sức mạnh tập thể…". Và trong cuốn sách của mình - "Đông Dương đỏ", Raoul Salan khẳng định: "Sau 30 năm chiến tranh, vừa kết hợp được khả năng chiến đấu của mình, với lòng cuồng nhiệt và hăng say của quần chúng, người lính Việt Minh quả thực là một địch thủ đáng sợ trong thời đại ngày nay" và "Quân đội của họ (Việt Minh) - quân đội giỏi nhất trên thế giới hiện nay, đã chiến đấu kể từ năm 1945. Được trưởng thành trong khói lửa, quân đội này đã đạt tới đỉnh cao. Đó là một bộ máy chiến tranh không gì sánh kịp".

Khi đề cập đến các yếu tố khiến cho Việt Minh luôn giành thắng lợi, nhà sử học người Pháp André Telière khẳng định: "Mặc dù được trang bị thô sơ và kém hơn nhiều so với quân Pháp, nhưng vũ khí lợi hại nhất mà Việt Minh thường sử dụng để chế áp súng đạn của quân Pháp là dùng chiến lược đánh vào tinh thần đối phương", "chiến lược chiến tranh nhân dân và chiến tranh lâu dài để thắng địch". "Chiến lược phòng thủ của Việt Minh dựa vào các chiến khu, căn cứ và tổ chức quấy rối rộng khắp, vì thế đã tỏ ra rất có lợi. Còn chiến lược tiến công thì bao giờ họ cũng tìm cách đạt được tối đa khả năng di động để điều quân và tiến công đối phương". Trong tác chiến, Việt Minh thường vận dụng phương thức "hành quân ngắn và hành quân ban đêm vì nó giúp đạt được yếu tố chủ yếu trong trận đánh, tức là sự bất ngờ" và "Việt Minh được công nhận là bậc thầy trong loại chiến đấu này".

Trong cuốn "Lịch sử chiến tranh Việt Nam 1946 - 1975" (Vietnam at war, the history 1946 - 1975), Phillip B. Davidson đã phản ánh nỗi thất vọng của những binh lính Pháp khi đối mặt với lực lượng Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ: "Chúng tôi chẳng biết phải vào cuộc như thế nào vì biết mình khó giành thắng lợi. Việt Minh là đội quân chân trần nhưng có ý chí thép. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện như những con sóc và chỉ chờ lúc chúng tôi sơ hở là nổ súng... Việt Minh là những chiến binh rừng núi thực thụ vì từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi họ luôn phải chiến đấu với người Nhật và sau đó là người Pháp để giải phóng Đông Dương. Trên phương diện đó, họ là những cầu thủ của đội bóng chuyên nghiệp, còn chúng tôi là những cầu thủ nghiệp dư".

Và các tù binh Pháp bị bắt trong chiến tranh đã nói lên tiếng nói của sự thật - điều mà các Chính phủ của họ, bằng cách này hay cách khác, đã che giấu: "Việt Minh và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi vì họ đã anh hùng đoàn kết vì một lý tưởng, đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của mình để chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí hiện đại và máy bay của Mỹ. Nguồn gốc thắng lợi của họ chính là sự nghiệp đúng đắn vì nền độc lập dân tộc của mình, trong khi đó thì quân đội viễn chinh Pháp chiến đấu chỉ vì mục đích kiếm tiền… Không chỉ có mục tiêu và lý tưởng chiến đấu cao đẹp, Việt Minh và người dân Việt Nam còn là những người có trái tim nồng hậu, bởi từ khi bị bắt, chúng tôi đã luôn được cán bộ và chiến sĩ Việt Minh cũng như nhân dân Việt Nam đối xử tốt. Nhờ vào lòng khoan hồng của họ, chúng tôi còn sống và đã được hồi hương. Khi chuẩn bị về nước, tôi đã khóc vì có một cụ già đến nắm vai tôi và chúc mừng tôi như một người mẹ hiền nói với con trai mình".

Nhiều tài liệu Pháp cũng tập trung phân tích, mổ xẻ về nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tướng Cogny - Chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ, đổ lỗi cho tướng Navarre. Về phần tướng Navarre, sau cuốn "Đông Dương hấp hối" xuất bản năm 1956, đến năm 1979, hơn hai mươi năm sau khi Điện Biên Phủ đi vào lịch sử, Nhà xuất bản Plon (Paris) lại cho ra mắt bạn đọc cuốn Hồi ký nhan đề "Thời điểm của những sự thật", phê phán sự chỉ đạo của Chính phủ Laniel không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện các chủ trương chiến lược. Ngược lại, Lanien, trong cuốn "Thảm kịch Đông Dương", thì lại đổ lỗi cho Navarre, cho rằng thất bại này chính là do chỉ huy tồi. Những nhận xét, đánh giá, đổ lỗi cho nhau như trên không có gì làm chúng ta ngạc nhiên bởi bản chất của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi khi chiến thắng không thuộc về họ.

Khi nhận xét về đội ngũ cán bộ chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn Hồi ký "Chuyện một nền hòa bình bị bỏ lỡ", ông Saiteny - một chính trị gia Pháp, người giữ vai trò quan trọng của Chính phủ Pháp tại Đông Dương những năm 1945 - 1946 đã viết: "Quả thật đáng tiếc khi nước Pháp đã không đánh giá đúng tầm cỡ ông Hồ Chí Minh, không hiểu nổi vai trò của ông và sức mạnh mà ông có trong tay".

Tác giả Michael Maclear trong cuốn sách "Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày" đã phân tích sâu sắc yếu tố chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và vai trò của vị Tổng Tư lệnh: "Đối với ông Giáp, cảm giác khi gặp thì người ta thấy ông là một con người giống Napoleon về dáng vóc và kiến thức. Ông ta là một chiến lược gia có tài, với chủ trương chạy đua thời gian, trước mắt phải diệt tốt, đợi thời cơ sẽ diệt xe… Ông thua nhiều trận nhưng ông ta lại chẳng bao giờ thua một cuộc chiến tranh nào".

Không chỉ các tướng lĩnh, cựu binh Pháp mà giới chính trị, quân sự, các nhà khoa học và cả binh lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giá trị được coi là phẩm giá của Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.

Trung tá thủy quân lục chiến Mỹ James G.Zumwalt, người từng tham chiến tại Việt Nam, là con trai của Phó Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1968 - 1970 khẳng định: Muốn nhìn thấu bản lĩnh, ý chí và sức sáng tạo của Quân Giải phóng, hãy nhìn vào Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi. "Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi là nơi hội tụ toàn bộ phẩm giá của bộ đội và nhân dân Việt Nam. Đây cũng là nơi phản ánh rõ nét nhất ý chí thép giúp bộ đội Việt thắng Mỹ. Đây là một ví dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc".

Đánh giá về sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, Neil Sheehan, cựu phóng viên tờ The New York Times, là tác giả hai cuốn sách "A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam" (Tạm dịch: "Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và người Mỹ tại Việt Nam"), và "After The War Over: Hanoi and Saigon" (Tạm dịch: "Sau chiến tranh: Hà Nội và Sài Gòn") đã khẳng định: "Quân chủ lực có giác ngộ chính trị và kỹ năng chiến đấu cao nhất, được trang bị bằng những vũ khí tốt nhất lấy được của đối phương", và bộ đội địa phương thì "nhiều đơn vị tiểu đoàn độc lập của tỉnh đạt trình độ chiến đấu gần ngang với những đơn vị chủ lực".

Vào thời điểm đầu năm 1974, quân đội Sài Gòn không còn sức chiếm lại các vị trí đã mất, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta quyết định hướng tiến công chính là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt mục tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế. Kế hoạch là tiến công tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân đội Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức (Quảng Nam), tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam, tạo thuận lợi chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5. Bị thất bại ở mặt trận Thượng Đức, đối phương đã chỉ ra nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều bài báo, tạp chí đã chỉ trích Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ca ngợi trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tập san "Quốc phòng" của quân đội Sài Gòn đã nhận xét: "Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập rất mạnh của Trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt, sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ cho nhiều đợt bộ binh tấn công". Còn tờ tin "Mỹ và Thế giới" cũng vạch rõ thất bại nặng nề và khẳng định sức mạnh của Quân Giải phóng: "Tất cả các công sự phòng thủ cũng như hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục của quân Cộng sản Bắc Việt. Thất bại đối với Mỹ và quân đội Sài Gòn là không thể tránh khỏi". Phó Tổng thống Mỹ Rokefeller thất vọng: "Đã quá muộn để có thể làm bất cứ điều gì nhằm lật ngược tình thế tại Việt Nam Cộng hòa".

Trong cuốn "Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ", tác giả Herring nhấn mạnh: "Những dấu hiệu cho thấy về sự giảm sút trong mức độ chi viện của Mỹ có tác động đến tinh thần của một đội quân đang tan tác dưới những "cú đấm" của Bắc Việt Nam". Tạp chí "Lục quân Mỹ" (Armed Forcer Journal), số tháng 6/1975 khẳng định: "Có thể thấy sự bi thảm trong toàn bộ Quân đội Sài Gòn ở giờ phút cuối cùng này… sự thật chúng ta nhận thấy sức mạnh vượt bậc của quân Cộng sản trên mọi mặt".

Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ động, sáng tạo và phương châm "thần tốc, táo bạo", quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975), kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi lịch sử này đã tạo nên "Hội chứng Việt Nam" trong lòng nước Mỹ và câu hỏi "Vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?" vẫn luôn được quan tâm và chưa có dấu hiệu kết thúc.

Một số học giả đã khảo sát công phu để đưa ra những nhận định, đánh giá và ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam trên các mặt: Bản chất chính trị, chiến thuật, chiến lược… qua đó giúp chúng ta có thêm những hiểu biết về quan điểm của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là phía đối phương. Đây là điều cần thiết để chúng ta khách quan hơn khi nhận thức về vai trò, vị trí và sứ mệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.

Tham dự buổi lễ có khoảng 200 khách mời, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của Ba Lan, trong đó có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Paweł Bejda, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam Napieralski Grzegorz, Chủ tịch “Hội Hữu nghị Ba Lan-Việt Nam vì tương lai” Tadeusz Iwiński, lãnh đạo các Đại sứ quán, Tùy viên Quốc phòng, Tùy viên Quân sự tại Cộng hòa Ba Lan, một số cựu chiến binh Ba Lan từng tham gia Ủy ban đình chiến sau Hiệp định Geneva năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973, đại diện các hội đoàn cộng đồng người Việt, cùng cơ quan thông tấn, báo chí tại địa bàn.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải nhấn mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xứng đáng được coi là lực lượng chính trị đặc biệt, là thành trì tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Theo Đại sứ Hà Hoàng Hải, thực hiện chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam, những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế và ngoại giao quốc phòng ở cả cấp độ song phương và đa phương. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tích cực tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xứng đáng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Hà Hoàng Hải nhấn mạnh sự giúp đỡ quý báu của Ba Lan đối với Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn đó. Hiện nay, trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng. Mối quan hệ hợp tác này ngày càng được củng cố nhằm nâng cao năng lực quốc phòng của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Paweł Bejda nhấn mạnh qua những thước phim ôn lại lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ có lực lượng hải, lục, không quân mạnh mà còn có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trong dịch bệnh, trong khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tương tự như Quân đội Ba Lan đã sát cánh cùng người dân trong trận lũ lụt lịch sử năm 2024 vừa qua. Đây chính là lý do để người dân gửi lòng tin cậy, yêu mến tới các quân nhân.

Theo Thứ trưởng Paweł Bejda, Chính phủ Ba Lan luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Ba Lan và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã và đang mang lại những kết quả đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước.

Thứ trưởng Paweł Bejda bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam trên cương vị đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan, cùng Nhóm nghị sĩ hữu nghị Ba Lan-Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Ba Lan-Việt Nam (4/2/1950-4/2/2025) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng, đặc biệt trong chia sẻ quan điểm, trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan, Thứ trưởng Paweł Bejda gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúc Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục phát triển và chúc quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Ba Lan ngày càng thực chất và hiệu quả.