Đó là một trong những thông tin mà Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang nêu ra trong tham luận về chủ đề huy động vốn trong Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 diễn ra sáng ngày 28/2.
Cách tính giá bán tín phiếu chính xác
Bạn cần quan tâm đến mệnh giá thực tế của tín phiếu khi muốn đầu tư vào loại hình này. Đơn giản thì mệnh giá của tín phiếu thông thường là mức bội số của 100 ngàn đồng, được in rõ ràng trên tín phiếu. Giá bán tín phiếu chính xác nhất được tính theo công thức phổ biến sau:
Dựa vào công thức này, bạn có thể biết được mức giá bán tín phiếu hiện tại là bao nhiêu và điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp. Tín phiếu là loại đầu tư có tính ổn định cao, ít rủi ro nên mức lãi suất không cao.
Cách thức chính khi phát hành tín phiếu ra thị trường
Tín phiếu phát hành ra thị trường thông qua 2 cách thức chính là đấu thầu và bắt buộc. Cụ thể thông tin như sau:
Phương thức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
Cách thức phát hành tín phiếu chính phủ do Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua phương thức chính là đấu thầu. Thông tin về việc phát hành tín phiếu sẽ được thông báo đến các thành viên muốn đấu thầu qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi những thành viên này đã hoàn tất thủ tục đăng ký đấu thầu tín phiếu, Kho bạc Nhà nước sẽ xác định mốc lãi suất cụ thể với các mã tín phiếu đang gọi thầu. Những thành viên trúng thầu sẽ được thông báo và nhận tín phiếu đã mua qua nghiệp vụ ghi sổ.
Phương thức phát hành bắt buộc:
Cách thức này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế thị trường và mục tiêu chiến lược của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo phát hành tín phiếu cho các tổ chức tín dụng theo phương thức bắt buộc. Tổ chức được thông báo sẽ phải thực hiện quá trình mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo đúng Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Những quy định pháp luật về tín phiếu
Tín phiếu là loại giấy tờ có giá được quy định rõ ràng trong Thông tư 92/2016/TTLT-BTC-NHNN và trong Thông tư 16/2019/TT-NHNN. Một vài nội dung chính cơ bản như sau:
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về các loại tín phiếu chính phủ, nêu rõ khái niệm tín phiếu là gì, những cách thức phát hành cũng như những quy định pháp luật về tín phiếu. Mong rằng thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ ràng, minh bạch hơn về loại giấy tờ có giá này.
Chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, CTCP Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân đã phát hành 2 đợt trái phiếu với tổng giá trị lên đến 1000 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân vừa phát hành thành công 50.000 trái phiếu tín chấp cho một tổ chức trong nước. Tổng số tiền thu được sau đợt phát hành này là 500 tỷ đồng.
Cụ thể, Chứng khoán HDB đã thu xếp cho Địa ốc Việt Hân đợt phát hành trái phiếu này. Toàn bộ trái phiếu phát hành đều là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Số trái phiếu được chào bán có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào ngày 16/7/2028. Lãi suất cố định 10%/năm, trả lãi một lần vào ngày đáo hạn hoặc ngày mua lại trái phiếu.
Doanh nghiệp cho biết, toàn bộ số tiền thu được sẽ được dùng vào mục đích tăng vốn hoạt động và cơ cấu lại các khoản nợ, cũng như để thực hiện đầu tư vào các dự án bất động sản hoặc dự án đầu tư khác của công ty.
Trước đó cuối tháng 8 vừa qua, Địa ốc Việt Hân đã công bố phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng với cùng mục đích.
Đây là doanh nghiệp của đại gia Đinh Trường Chinh được thành lập vào năm 2006 trước khi rút lui vào tháng 10/2016. Vào thời ông Chinh, Địa ốc Việt Hân được biết đến thông qua hàng loạt dự án đầu tư khủng. Địa ốc Việt Hân là chủ đầu tư dự án TNR Goldmark City (trước đây là Castle Plaza) trên khu đất 12 ha tại số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài ra, doanh nghiệp đã từng phát triển Khu đô thị sinh thái - Du lịch nghỉ dưỡng - Thể thao Tam Nông (Dream City) tại tỉnh Phú Thọ và nhiều dự án như Skypark Beach Long Điền, Đồng Nai (94,8 ha), ba Khu dân cư Việt Hân tại Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu,…
CTCP Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân được thành lập vào năm 2006, từng do ông Đinh Trường Chinh làm Chủ tịch HĐQT. Ông Chinh được biết đến là đại gia địa ốc kín tiếng, tham gia hàng loạt dự án quy mô vốn lớn tại TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ, Hà Nội,... và sau này là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC).
Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung tại dự án Gold Mark City (số 136 Hồ Tùng Mậu), do Công ty CP Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (thuộc TNR Holding, là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư TNG) làm chủ đầu tư và 5 ban quản trị nhà chung cư R1, R2, R3, R4, Sapphire.
Cả 5 nhà chung cư này đều thuộc khu đô thị Gold Mark, được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2017 – 2019. Về quy mô, khu đô thị này có 2 khu ký hiệu KO1 và KO2, có tổng diện tích 54.850 m2; diện tích xây dựng hơn 17.000 m2; diện tích sàn xây dựng là hơn 671.000 m2 với 4.785 căn hộ, quy mô dân số 12.300 người.
Kết luận thanh tra dự án Gold Mark City (số 136 Hồ Tùng Mậu)
Trong đó, khu KO1 có 4 tòa R1, R2, R3, R4 cao 40 tầng nổi và 2 tầng hầm; khu KO2 (khu B) có 5 tòa S1, S2, S3, S4 cao 40 tầng và 2 tầng hầm. Các ban quản trị khu KO1 được UBND quận Bắc Từ Liêm ra quyết định công nhận từ khoảng tháng 1 - 3/2019; Ban quản trị nhà chung cư Sapphire (khu KO2) được quyết định công nhận vào tháng 7/2020.
Theo cơ quan thanh tra, tổng kinh phí bảo trì của 2 khu căn hộ được thu là hơn 256,8 tỷ đồng gồm khu KO1 hơn 121,6 tỷ đồng đã bàn giao cho các ban quản trị các tòa R1, R2, R3, R4 trong khoảng từ tháng 4/2019 - 3/2020. Kinh phí bảo trì khu KO2 là hơn 135 tỷ đồng, được chuyển cho ban quản trị vào tháng 9/2020.
Thanh tra Bộ Xây dựng xác định, việc chủ đầu tư dự án Gold Mark City chuyển kinh phí bảo trì cho các ban quản trị nêu trên khi hai bên chưa thống nhất lập hồ sơ quyết toán số liệu kinh phí bảo trì là thực hiện không đúng Khoản 4, Điều 36 Nghị định 15 của Chính phủ.
Trách nhiệm để xảy ra vi phạm quy định pháp luật trong việc này thuộc về chủ đầu tư và các ban quản trị. Thời điểm thanh tra, đa phần số kinh phí bảo trì được các ban quản lý gửi có kỳ hạn vào những ngân hàng khác nhau.
Ngoài ra, kinh phí bảo trì của khu dịch vụ được xác định gần 17,2 tỷ đồng, chủ sở hữu phần diện tích dịch vụ đã nộp hơn 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư là Công ty Việt Hân chưa nộp hơn 15,2 tỷ đồng, việc này vi phạm Khoản 1, Điều 108 Luật Nhà ở 2014.
Chủ đầu tư còn mở tài khoản tại ngân hàng Maritime Bank để thu hộ 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư tại Gold Mark City, bắt đầu thu từ năm 2017 nhưng đến thời điểm thanh tra tháng 11/2020, việc này vẫn chưa được thông báo cho Sở Xây dựng TP Hà Nội theo luật định.
Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư dự án Gold Mark City đã bị Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng ra quyết định phạt hành chính vào tháng 4/2021 vì bàn giao không đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho 4 ban quản trị. Ngày 10/5, chủ đầu tư đã nộp số tiền phạt này.
Công ty Việt Hân bị yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm các phòng ban, cá nhân để xảy ra tồn tại, thiết sót; phải đóng hơn 15,2 tỷ đồng tiền phí bảo trì khu dịch vụ; phối hợp cùng chủ sở hữu khu dịch vụ bàn giao kinh phí bảo trì hơn 17,1 tỷ đồng cùng tiền lãi theo quy định cho ban quản trị.
Doanh nghiệp này cũng phải phối hợp với 5 ban quản trị chung cư để quyết toán số liệu kinh phí bảo trì. Tiếp đến, chủ đầu tư phải gửi văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì chuyển khoản số tiền này sang tài khoản do các ban quản trị lập.