Tài sản tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển tài sản trong nền kinh tế. Việc hiểu rõ về loại tài sản này giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn trong thời gian ngắn, đáp ứng được các nhu cầu vốn trong kinh doanh.
Lợi ích của thuê tài chính tài sản cố định là gì?
Hình thức thuê tài chính tài sản cố định hiện nay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước thời kỳ hậu COVID-19.
Sử dụng các tài sản thuê tài chính sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và cập nhật hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, nhằm tăng năng suất, góp phần phục hồi kinh tế đất nước. Việc thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn lưu động để chi trả, đầu tư cho nhiều hạng mục khác, thay vì bỏ “hết trứng vào một giỏ” khi mua tài sản cố định.
Điểm đặc biệt của hình thức cho thuê tài chính tài sản cố định đó là doanh nghiệp không cần phải thế chấp bất kỳ loại tài sản đảm bảo hay giấy tờ có giá trị nào cho công ty cho thuê tài chính.
Mức tài trợ mà doanh nghiệp nhận được từ công ty cho thuê tài chính có thể lên đến 90% (giá trị định giá) đối với các sản phẩm xe, 85% (giá trị định giá) đối với sản phẩm máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chọn nhà cung cấp, thỏa thuận về mức giá, mức hưởng chiết khấu, chế độ bảo hành, ưu đãi rồi mới nộp hồ sơ xin cấp tín dụng thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính.
Cuối thời hạn thuê tài chính trên hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản với thủ tục đơn giản, nhanh chóng theo quy định của pháp luật và không cần phải tốn phí trước bạ.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp tín dụng thuê tài chính cũng rất đơn giản, lược bỏ các thủ tục rườm rà trong quy định, quy trình của cơ quan quản lý về việc doanh nghiệp tự đầu tư mua sắm tài sản.
Thời gian nhận được phản hồi và phê duyệt hồ sơ của tài sản thuê tài chính khá nhanh chóng, chỉ từ 1 đến 3 ngày làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc đón đầu xu hướng, nhanh chóng cập nhật trang thiết bị, máy móc mới, nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.
Doanh nghiệp có thể bán tài sản cố định và thuê tài sản đó hay không?
Theo Điều 36 của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN, ngày 25/12/2015 Chỉ thị về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đề cập đến nguyên tắc mua và cho thuê tài sản cố định của công ty cho thuê tài chính, tức là
“a) Giao dịch mua và cho thuê lại phải thực hiện thông qua hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính giữa Bên mua và cho thuê lại và Bên bán và thuê lại. Hợp đồng mua tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực;
c) Bên mua và cho thuê lại lựa chọn tài sản và Bên bán và thuê lại có khả năng trả nợ để thực hiện giao dịch mua và cho thuê lại an toàn, hiệu quả.”
Tài sản cố định được phép mua và cho thuê lại của công ty cho thuê tài chính phải thỏa mãn các điều kiện sau:
“a) Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và thuê lại;
c) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
e) Tuân thủ theo Thông tư số 30/2015/TT-NHNN và Thông tư 15/2016/ TT-NHNN.
Ưu điểm và nhược điểm của tài sản tài chính
Tài sản tài chính được phân loại thành hai nhóm là tài sản có tính thanh khoản cao và tài sản có tính thanh khoản thấp. Theo đó, mỗi nhóm lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Đối với tài sản tài chính có tính thanh khoản cao
Đối với tài sản tài chính có tính thanh khoản thấp
Bất động sản là loại tài sản tài chính có tính thanh khoản thấp
Tài sản thuê tài chính có phải trích khấu hao không? Nếu có, phải trích khấu hao như thế nào?
tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải được trích khấu hao, trừ một số trường hợp được ghi rõ tại khoản 1 của Điều này.
Ngoài ra, tại khoản 6, Điều 9 thuộc Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 cũng có quy định rõ về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như sau: “Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.”
Tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều được trích khấu hao trừ một số trường hợp được ghi rõ tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC
Tại Điều 10 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có đề cập đến mức tính khấu hao tài sản cố định hữu hình, cụ thể như sau:
Tài sản nào được thuê tài chính?
Tất cả các loại tài sản được phép thuê tài chính nếu thỏa mãn những điều kiện đã được đề cập đến ở nội dung trên.
Sau đây là một số ví dụ về tài sản cố định thuê tài chính phổ biến nhất hiện nay tại hầu hết các công ty cho thuê tài chính:
Có rất nhiều tài sản thuê tài chính
Nếu mọi người chưa đủ vốn để muốn mua xe đầu kéo trả một lần, thì hãy tham khảo bài viết: Mua trả góp xe đầu kéo để vừa có xe sử dụng vừa sở hữu xe đầu kéo ngay sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
Định nghĩa của tài sản tài chính
Tài chính vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù lịch sử. Khái niệm này ra đời song hành với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Chính vì thế, có nhiều định nghĩa khác nhau về tài chính trong xã hội hiện nay.
Theo cách hiểu phổ biến nhất thì tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các mối quan hệ phân phối của cải.
Tài sản là vật chất, tiền bạc, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 105, Luật Dân sự 2015).
Từ các khái niệm nêu trên có thể định nghĩa về tài sản tài chính như sau: Tài sản tài chính là những loại tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của chúng mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Giá trị tài sản tài chính được thể hiện dưới dạng các loại giấy tờ, chứng chỉ, hợp đồng. Chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, tiền gửi ngân hàng,...
Tài sản tài chính là thành phần để luân chuyển vốn nhàn rỗi từ các nhà đầu tư sang các đối tượng đang cần huy động vốn.
Giá trị của tài sản tài chính được xác định dựa trên các quan hệ thị trường
SOI KHỐI TÀI SẢN “KHỦNG” SỔ ĐỎ… CÂN KÝ
Trong livestream gần đây, bà Hằng cho biết, tài sản của vợ chồng bà "kim cương và sổ đỏ” được tính bằng ký là chuyện thường, chưa kể đến các “siêu xe” lên đến 40-50 tỷ đồng/chiếc.
Hiện tại, cơ nghiệp của vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là Dũng “lò vôi") gắn với Công ty cổ phần Đại Nam, doanh nghiệp do bà Hằng giữ chức Tổng giám đốc điều hành (CEO).
Công ty cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập vào tháng 3/1996 tại Bình Dương. Tháng 1/1999, công ty này được đổi tên là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần. Đến tháng 4/2007, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần tiếp tục đổi tên thành Công ty cổ phần Đại Nam.
Sau hơn 25 năm hoạt động, Công ty cổ phần Đại Nam hiện hoạt động kinh doanh đa ngành với 127 ngành nghề đăng ký. Trong đó, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch… là những những ngành nghề kinh doanh chính, mang lại doanh thu lớn cho Công ty.
Về bất động sản, Đại Nam đang là chủ đầu tư của 7 dự án lớn tại Bình Dương như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. Đây là những dự án bất động sản góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại tỉnh Bình Dương.
Công ty này cũng là chủ đầu tư của 2 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Như vậy, việc sở hữu hàng loạt các dự án bất động sản nhà ở và các khu công nghiệp nói trên, cùng hơn 1.000 sổ đỏ, cho thấy bà Hằng nói sổ đỏ của bà được “cân ký" là không sai.
Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp của vợ chồng bà Hằng, ông Dũng “lò vôi” hiện đang sở hữu Khu du lịch Đại Nam (Khu du lịch giải trí - tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến) rộng 450 ha tại Bình Dương, kinh phí xây dựng lên tới 6.000 tỷ đồng. Đây là một trong những khu du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Năm 2016, vợ chồng bà Phương Hằng đầu tư vào Trường đua Đại Nam. Dự án này có diện tích khoảng 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 - 60.000 khán giả. Ước tính nguồn vốn đầu tư cho dự án này khoảng 100 triệu USD.
Trường đua này có các hạng mục như đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1.500 m.
"Đây là dự án mà tôi rất tâm đắc, trước hết là tạo ra sân chơi lành mạnh cho các môn thể thao mới lạ tại Bình Dương, trong số 5 loại hình tại Trường đua Đại Nam thì đua ngựa vẫn là môn chủ lực. Đây cũng là mục tiêu chúng tôi muốn cứu vãn đàn ngựa Việt Nam đang bị mai một dần sau khi trường đua Phú Thọ đóng cửa...", ông Huỳnh Uy Dũng từng cho biết.