Hà Huy Giáp có bí danh là Giáo, Huy sinh ngày 4 – 4 - 1908  tại quê làng Thịnh Văn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Một nơi được xem là cái nôi sản sinh những chiến sĩ cách mạng nên đã sớm có ý thức giác ngộ cách mạng. Sớm chịu ảnh hưởng của mảnh đất quê hương có truyền thống cách mạng và hiếu học, được thân phụ thường xuyên kể chuyện về những tấm gương yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc và lời dặn dò của thân mẫu trước lúc lâm chung “các con cố gắng mà học để làm người”, đồng chí đã sớm hiểu thấu nổi khổ cực của người dân sống dưới hai tầng lớp áp bức của thực dân và phong kiến đã nuôi chí tự lập tự cường ngay từ thuở còn thơ ấu. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng chí đã đau nỗi đau của người nô lệ, cũng từ đó tham gia nhiệt tâm mọi hoạt động yêu nước. Năm 19 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động bãi khóa trong dịp truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Được một số thầy giáo có tinh yêu nước khích lệ, đồng chí càng nung nấu con đường hoạt động cách mạng, đã nhiều lần đồng chí có ý định xuất dương tìm đến với Bác Hồ nhưng sự việc không thành.

Đền Cửa Ông Quảng Ninh, một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam

Đền Cửa Ông nằm trên ngọn đồi cao gần 100m, nhìn ra vịnh Bái Tử Long, là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, người có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Đền còn là nơi thờ phụng gia thất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng tài ba đời Trần: Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão…

Quần thể đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Địa hình ở đền Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xưa, đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc. Cửa Ông như cái yết hầu nối miền Đông trập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn.

Cuộc thi têm trầu cánh phượng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Các cuộc chinh phạt của phương Bắc, hay các triều đại phong kiến điều binh ra miền biên giới Đông Bắc đều đi qua Cửa Ông. Vì thế nơi đây có một đồn binh để trấn giữ. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long, vùng biển trù phú và tạo cho nơi đây lợi thế về cảng biển.

Cuộc thi kéo co. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, từ xa xưa nơi đây đã là bến thuyền giao thương từ đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt.

Đoàn múa rồng trong lễ hội. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền Cửa Ông không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, mà còn mang giá trị nghệ thuật, văn hoá sâu sắc. Toàn cảnh khu đền được bố trí trên các ngọn đồi thấp, đan xen dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên phong cảnh tĩnh mịch và trang nghiêm.

Cửa vào đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đền được xây bằng: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng. Phần trong nhà đền xây bằng các loại gỗ bền, đẹp: đinh, lim, trắc, gụ. Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó khắc hoạ các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng.

Đền thu hút khách thập phương. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Du khách đến với khu di tích đền sẽ tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh…

Lễ rước Đức Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hiện nay, đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao.

Tượng thờ tại đền Cửa Ông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức vào 2 dịp 3, 4 tháng 2 và ngày 3, 4 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ xin mở hội đền tại đền Thượng. Sau đó diễn ra lễ dâng hương xin rước Đức Ông vi hành từ 6h – 6h30 tại đền Thượng.

Đông đảo du khách tham quan đền. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Lễ hội chính là lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự. Phần hội gồm chương trình nghệ thuật và các trò chơi dân gian phổ biến trong vùng.

Lễ hội đền. Ảnh: Thương hiệu và Pháp luật.

Các hoạt động trong lễ hội đền Cửa Ông sẽ tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc khai quốc công thần, những người có công với nước và với nhân dân. Đây cũng là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc ở mỗi người.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để quảng bá những giá trị tiêu biểu của di tích quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông. Đồng thời, sự kiện này có vai trò quan trọng trong việc góp phần phục hồi, thu hút khách du lịch đến với thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Click đặt ngay khách sạn Hạ Long giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU

TTCT - Có một chuyện tiếu lâm kể về 5 người Do Thái. Một là Moses: Luật là tất cả. Hai là Giê Su: Tình yêu là tất cả. Ba là Marx: Vốn là tất cả. Bốn là Freud: Tình dục là tất cả. Và năm là Einstein: Tất cả đều tương đối.

Chuyện vui này cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của người Do Thái trong tâm tưởng Tây phương. Nó nhắm vào trước hết là cái "thông minh" của "dân tộc" này, để từ đó dẫn tới tiền của, tài khoa học hay kỹ thuật cũng như thương mãi. Tại sao người Do Thái lại được ưu tiên và mang tiếng như vậy?

Trước hết, hiện tượng Do Thái này chỉ có ở Âu châu. Xã hội Âu châu thời Trung cổ chỉ có hai giai cấp: quý tộc và nông dân. Điều quan trọng nhất với quý tộc là sở hữu đất. Danh giá và thu nhập của họ là ở đó và họ mang gươm giành giật lẫn nhau.

Quý tộc thì con trưởng học cầm gươm và học khiêu vũ, con thứ học thần học đi tu. Vàng bạc bị khinh rẻ và cho đến ngày nay bạn hỏi một người Âu lương bổng là bao nhiêu thì phần lớn vẫn còn ngại ngùng, lương bổng càng cao lại càng ngại. Phần giai cấp nông dân thì biết nói gì đây, họ chỉ có lao động cày cấy.

Giữa hai giai cấp này là tầng lớp thị dân. Họ là thợ rèn, thợ mộc, nhổ răng hay cho thuốc cao đơn, thuộc da hay bán vải. Trong thành phần này, một số là di dân theo đạo Do Thái từ Đông Âu hay Tây Á đến.

Như mọi nhóm di dân, họ đoàn kết trên căn bản nguồn gốc, ở đây là tôn giáo. Họ có thể vay vốn và mượn tiền lẫn nhau từ thành này qua thành khác. Người nông dân chỉ bán xong con lợn hay rổ rau thì về nhà, trong khi người Do Thái có thể nhập hàng từ người Do Thái ở thành khác sang và họ có thể nợ, bán trước trả sau.

Ở mức phát triển thêm, họ trở thành ngân hàng cho vay lấy lãi, không chỉ với đồng hương đồng đạo, mà với cả dân chúng và quý tộc địa phương. Họ có khả năng gọi vốn, trao đổi hàng hóa theo đường dây và có tổ chức tin cậy chẳng những từ thành này sang thành khác, mà khắp Âu châu.

Bạn đang ở thế kỷ 13 ở một thành Pháp và muốn mua 20 miếng da thuộc ở một thành bên Đức cách 15 ngày đường nhưng không có tiền ư? Nếu là người Pháp thì khó, vì bạn không biết tiếng Đức, không quen ai ở Đức, không có cách liên lạc và không ai tin bạn ở Đức.

Nhưng người Do Thái tại Pháp sẽ làm được qua một người Do Thái trung gian, để liên hệ với người Do Thái đang cần bán 20 miếng da ở Đức và chịu nhận tiền sau, với phân lời. Trong những thế kỷ còn tăm tối đó của Âu châu, người Do Thái như thế dựng nên nền móng của trao đổi kinh tế và tài chánh.

Đó là việc tài chánh và kinh doanh. Vậy còn việc học và trau dồi kỹ thuật? Do sự học thời Trung cổ giới hạn trong thần học và tôn giáo, các nghệ nhân Do Thái dần vươn lên nắm kỹ thuật sản xuất và tiểu công nghệ.

Anh bán thuốc cao đơn sau là nhà thuốc tây, anh mổ bò sau là bác sĩ giải phẫu và tư sản thành thị một phần dựa vào cộng đồng Do Thái mà phát triển. Họ có chuyên môn kỹ thuật và có tiền, những thứ quần chúng nông dân châu Âu không có và giới quý tộc lại không thèm.

Có năm tôi đi thi Cao đẳng Sư phạm Pháp. Lúc báo danh ngoài sân thì nghe gọi tên Rotschild. Mọi người quay lại nhìn - bạn đó đứng ngay cạnh tôi, mặt lạnh như… tiền.

Họ Rotschild là họ cho vua chúa vay tiền từ mấy thế kỷ nay và anh này giữa mùa hè lại mặc áo mưa nhẹ, thêm áo vét và cà vạt, tóc cắt ngắn vào thủa mà con trai ai cũng tóc dài.

Lúc đó chúng tôi mới ngoài 20 mà bạn Rotschild này đã ra dáng cụ non, mặt ngây ra nhìn trời như một nhà thơ nổi tiếng bị nhận diện. Anh lúc đó là biểu tượng cho cái sự Do Thái, tức là con nhà giàu, học giỏi và bị người ta ghét.

Cuối thế kỷ 11, cuộc thánh chiến thứ nhất lên đường chiếm lại đất thánh Jerusalem từ tay người Hồi. Dọc đường theo thung lũng sông Rhine ở Đức, họ cứ thấy trấn nào có người Do Thái là giết tất.

Khi sang đến Cận Đông và hạ thành Jerusalem, người Do Thái lẫn người Hồi đều bị các hiệp sĩ giết sạch. Ngoài chuyện Do Thái giáo và Hồi giáo bị coi là tà đạo thì thành công của cộng đồng Do Thái ở Âu châu gây ghen ghét nơi quần chúng thấp kém và ít nhiều gì thì các hiệp sĩ quý tộc thánh chiến biết đâu chẳng nợ doanh nhân người Do Thái tiền giáp hay tiền giáo, tiền yên cương hay tiền cưới vợ, cho nên giết họ là… rảnh nợ.

Khác với người Do Thái châu Âu, thiểu số người Do Thái tại các nước Bắc Phi hay Thổ, Ba Tư, Ả Rập không có vấn đề gì đặc biệt. Ngoài khác biệt tôn giáo ra, họ sinh sống bình thường như hàng xóm với người Hồi, và hai văn hóa này cực kỳ gần gũi. Hồi giáo cũng là một văn hóa thương mãi trao đổi hàng hóa và phương thức sản xuất.

Vì vậy ở Cận Đông, người Do Thái không đóng vai trò gì khác người địa phương, không xuất sắc gì hơn người Hồi về doanh thương, kỹ thuật hay học thuật. Cho nên, hiện tượng bài Do Thái và kỳ thị, chèn ép và phân biệt dẫn đến diệt chủng người Do Thái trong thế kỷ 20 là ở Tây phương.

Tất cả các vụ thảm sát người Do Thái trong mươi thế kỷ qua đều ở châu Âu, Ba Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Ukraine hay Nga…, và vụ diệt chủng 6 triệu người Do Thái không phải là chế độ nào ở Ai Cập hay Ba Tư gây ra, mà là ở Đức.

Người Palestine không hề mở trại nhốt người Do Thái và thủ tiêu tập thể bằng lò gas. Mâu thuẫn giữa người Ả Rập và Do Thái chỉ có từ năm 1948, khi Nhà nước Israel thành lập trên đất của người Palestine.

Đế quốc Anh khi bắt đầu xuống cấp bèn nghĩ ra cách nhờ tay Do Thái để tiếp tục chủ nghĩa thực dân và hưởng chút tiền già khi về hưu và giã từ thuộc địa. Thế kỷ 20 không còn chấp nhận hình thức thuộc địa cũ của ông Tây cầm ba toong nữa.

Nếu người Anh từng dùng người Ấn để cai trị Phi châu, thì ở Cận Đông họ dùng người Do Thái để đóng đồn khu vực Ả Rập. Đây là chuyện dễ hiểu và là chính sách thông dụng của mọi quyền lực qua các thời đại.

Để trị thằng nô lệ ta dùng một thằng cai và cho nó cầm roi. Vai đệ nhất siêu cường sau Thế chiến II được Anh quốc lọm khọm đau lưng bàn giao lại cho Mỹ, và Israel trở thành người canh giữ của họ ở Trung Đông.

Năm 1986, thượng nghị sĩ Joe Biden phát biểu là nếu không có Israel sẵn thì Hoa Kỳ phải phát minh ra Israel để bảo vệ quyền lợi của mình. Cái đó Anh đã phát minh ra rồi chứ không đợi đến ông Biden.

Dĩ nhiên là cái nhà càng lớn thì phải càng nhiều người canh, và Mỹ ở Trung Đông có cả một đội bảo vệ, từ Ai Cập, Jordan đến Saudi, UAE (dù có lúc những nước này cũng mâu thuẫn nhau). Ví von cách khác thì Hoa Kỳ nhiều vợ nhưng sủng phi là Israel. Hôm nay em đòi vòng vàng Cartier, hôm qua em cầm túi LV vùng vằng ném xuống đất, nhưng vẫn được dỗ dành.

Tại sao vậy? Vì em đẹp, em có quyền. Ba Tư có thể có một ông hoàng tha thiết yêu Tây phương như yêu màu tím, nhưng như ta thấy ông bị lật rồi thì Iran trở thành cái gai nhức nhối. Vương Saudi ngày mai có thể khác vương Saudi ngày nay, nhưng Israel là mãi mãi.

Đây có thể nói là hình thức thực dân cuối cùng ở thế kỷ 21, được ngụy trang khéo léo. Người ta hỏi tại sao Mỹ và phương Tây cưng chiều Israel quá lố, mà không hiểu sự quá lố đấy chính là vai trò của Israel.

Những gì họ làm là làm thay cho Tây phương. Thử hỏi Anh hay Mỹ có thể nào vây hãm 2 triệu người trong 20 năm rồi ném bom chết 10.000 dân thường, trong đó có 4.000 trẻ em không? Tạm gọi đó là vai trò thế… Tây hành đạo!■