Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Tổ hợp môn: A00: 23.38 A01: 23.38 D01: 23.38
- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;
+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1.0 điểm;
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 23.38 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do trường ĐHQG Hà Nội và trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
- Điểm chuẩn năm 2023: 17.5 điểm
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.
- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin HOU
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Mở Hà Nội. Đây được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay. Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học,… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ,… Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng; Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng; Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI; Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA); Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX); Quản lý nhóm, quản lý dự án; Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác;…
Ngày 28/10/2023, khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức kỷ niệm 20 năm thành lập. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Tuyên dương, khen thưởng tập thể và cá nhân trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập khoa CNTT. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, Khoa CNTT cùng PGS.TS Trần Đăng Hưng - Trưởng khoa vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, Khoa CNTT cam kết mang đến cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu thú vị, cùng những cơ hội thực tập và phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin đầy hứa hẹn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa CNTT đã có nhiều đóng góp trong công tác chuyển đổi số: triển khai, vận hành và quản lý hệ thống quản lý học tập, góp phần đảm bảo hoạt động giảng dạy; tổ chức nhiều đợt tập huấn về chuyển đổi số trong giáo dục cho cán bộ và sinh viên trường ĐH Sư phạm HN... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Tập thể cán bộ Khoa CNTT không chỉ đảm nhiệm khối lượng đào tạo lớn mà còn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong nghiên cứu khoa học: 2 đề tài cấp Nhà nước, 3 đề tài NAFOSTED, 25 đề tài cấp Bộ... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, nhiều cán bộ trẻ được tuyển dụng và cử đi học tiến sĩ trong và ngoài nước làm cho lực lượng cán bộ giảng dạy của khoa ngày một tốt lên cả về chất lượng và số lượng. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa Công nghệ thông tin hiện đang quản lý 15 phòng máy thực hành với hơn 400 máy tính với đầy đủ trang thiết bị hiện đại (máy chiếu, bảng tương tác, hệ thống trợ giảng cùng nhiều các thiết bị phục vụ thực hành môn học chuyên ngành) đều được kết nối internet tốc độ cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đào tạo, thực hành của các bậc học. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong 20 năm qua, Khoa CNTT vẫn đang không ngừng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Với phương châm học đi đôi với hành, Khoa CNTT thường xuyên có các hoạt động hợp tác với các công ty công nghệ và các trường học trên địa bàn Hà Nội, đem đến cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Năm 2004 mã ngành đào tạo thạc sĩ Khoa học máy tính được mở, 4 năm sau đó có thêm 2 mã ngành thạc sĩ là hệ thống thông tin và lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tin học; năm 2014 cùng một số khoa khác trong trường, Khoa CNTT đã mở thêm chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tin học dạy bằng tiếng Anh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
PGS.TS Trần Đăng Hưng, trưởng khoa Công nghệ thông tin cho biết "FIT HNUE tự hào là nơi khơi nguồn cho những tương lai tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam". Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Bên cạnh việc đào tạo chính quy, do nhu cầu của xã hội, Khoa CNTT đã đào tạo các lớp hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa cho các vùng miền trong cả nước, giúp tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa CNTT tự hào là nơi khơi nguồn cho những tương lai tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam, tận tâm đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ Thông tin, từ phát triển ứng dụng đến quản lý hệ thống thông tin... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN