Khi tiếp nhận một công việc mới, cả hai bên người tuyển dụng và người được tuyển dụng đều quan tâm tới hợp đồng lao động. Vậy, hợp đồng lao động là gì? Nội dung của hợp đồng lao động thường bao gồm những nội dung gì?

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 18 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

– Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chứ ký của từng người lao động.

– Người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

+ Người chưa có đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

– Người được ủy quyền giao kết hợp đồng không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động,

Theo quy định tại Điều 21 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về nội dung của hợp đồng lao động như sau:

– Những nội dung chủ yếu được thể hiện trong hợp đồng lao động như sau:

+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chúng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.

+ Công việc và địa điểm lao động.

+ Thời hạn của hợp đồng lao động.

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khỏan bổ sung khác.

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

– Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi vè việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

– Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

– Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Các trường hợp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Theo Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, các bên tham gia hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Cụ thể:

Đối với người lao động.  Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:  Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.  Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định.  Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.  Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định.  Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.  Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đối với người sử dụng lao động.  Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo cho người lao động trong các trường hợp: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.  Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Hợp đồng lao động tiếng Anh là gì?

Hợp đồng lao động tiếng Anh là labor contract và định nghĩa An employment contract is an agreement between an employee and an employer on paid employment, wages, working conditions, rights and obligations of each party in the labor relationship.

Nên lưu ý gì khi ký kết hợp đồng lao động?

Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.  Do vậy việc chi tiết hóa các điều khoản hợp đồng càng rõ ràng sẽ giúp hạn chế những mâu thuẫn không lừng trước.  Khi tham gia tham gia ký kết hợp đồng lao đồng, cần lưu ý những điểm sau:

– Đọc kĩ nội dung hợp đồng trước khi ký :  Hai bên cần đọc kỹ để hiểu rõ nội dung của hợp đồng lao động trước khi ký kết.  Điều này đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng đầy đủ và chính xác, không có các điều khoản gây bất lợi trong quá trình làm việc.  Chú ý tới những điều khoản quan trọng. Yêu cầu giải đáp thắc mắc nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trong hợp đồng.  Không ký kết hợp đồng với những điều khoản bất hợp pháp.

– Hình thức hợp đồng.  Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hay phương tiện điện tử.  Hai bên có thể ký kết dựa trên điều kiện quy định và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

– Thời gian làm việc.  Theo Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.  Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.  Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

– Mức lương chính khi ký hợp đồng.  Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.  Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu của nhà nước quy định.

– Mức lương thử việc.  Điều 26, Bộ Luật Lao động 2019 quy định, tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đang thử việc.

– Mức lương làm thêm giờ.  Mức lương làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.  Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.  Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.  Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá của ngày làm việc bình thường.  Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương tính theo quy định còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ tết.