Ngành Digital Marketing hiện nay có nhiều khối thi xét tuyển. Tùy vào mỗi trường sẽ có yêu cầu xét tuyển khối thi khác nhau. Dưới đây là các khối thi ngành Digital Marketing phổ biến.

Để theo đuổi ngành Digital Marketing cần có tố chất gì?

Cũng giống như bất cứ chuyên ngành khác, nếu muốn theo học ngành Digital Marketing, trước hết bạn cần phải biết mình có những tố chất để làm tốt những công việc sau này hay không. Hãy cùng tham khảo 7 tố chất cần có để theo đuổi ngành Digital Marketing dưới đây để xem bạn có phù hợp với ngành này không nhé.

Các ý tưởng luôn luôn có sự thay đổi bởi vậy tư duy sáng tạo là tố chất quan trọng để bạn tạo ra một chiến lược Digital Marketing độc đáo, bắt kịp xu hướng. Như vậy mới có thể thu hút được khách hàng tiềm năng đồng thời kích thích họ hành động.

Khả năng phân tích cũng là một trong các tố chất quan trọng để đánh giá và điều chỉnh chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp. Bằng tư duy phân tích, bạn có thể đo lường, đánh giá cũng như tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị.

Thị trường kinh doanh luôn có sự thay đổi liên tục. Vì thế làm Digital Marketing cần phải có sự nhạy bén và nắm bắt xu hướng công nghệ. Điều này giúp bạn đưa ra chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả công việc.

Khả năng truyền tải thông tin rõ ràng, mạch lạc là tố chất cần thiết để bạn dễ dàng thuyết phục được khách hàng.

Để trở thành một Digital Marketer thì năng động, nhiệt tình sẽ giúp sinh viên tạo ra những chiến lược hữu ích giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.

Để trở thành một Marketer thực thụ, bạn cần luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức để theo kịp xu hướng và nắm bắt những thay đổi trong ngành.

Digital Marketing thường yêu cầu có sự phối hợp của rất nhiều phòng khác nhau. Bởi vậy tinh thần làm việc nhóm được coi là yếu tố then chốt trong tiếp thị kỹ thuật số mà các bạn sinh viên cần phải lưu ý rèn luyện tố chất này ngay khi còn học trên giảng đường.

Trên đây là những thông tin cần biết về chuyên ngành Digital Marketing. Các sĩ tử cần nắm rõ những thông tin này để chuẩn bị cho mình một hành trang thật vững chắc để có thể trở thành một Marketer giỏi. Nếu các bạn đang có tìm kiếm một ngôi trường đào tạo ngành Digital Marketing bài bản, học phí phải chăng thì có thể tham khảo trường Đại học Hoa Sen. Đây là ngôi trường đào tạo kiến thức và kỹ năng Digital Marketing chất lượng hàng đầu. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chuyên ngành thì hãy liên hệ với trường Đại học Hoa Sen để được giải đáp chi tiết. Chúc các bạn thành công!

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn

Tham khảo thêm thông tin về ngành Digital Marketing của Đại học Hoa Sen tại đây.

Digital marketing thi khối nào? Các khối xét tuyển.

Hoc marketing ra lam gi? Top công việc về Marketing.

Ngành marketing học trường nào? Tổng hợp các trường hàng đầu.

Câu hỏi thường gặp về ngành Digital Marketing và lời giải đáp chính xác

Để giúp các sĩ tử hiểu rõ hơn về chuyên ngành đào tạo Digital Marketing. Sau đây là 3 câu hỏi thường gặp và lời giải đáp chính xác về ngành Digital Marketing cho các bạn tham khảo:

NGÀNH MARKETING THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? HỌC XONG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

24-02-2021 09:26:19 AM - 2802

Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, trong 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì ngành Marketing TM chiếm khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng, tương đương khoảng 30.000 lao động với mức lương khởi điểm khá cao so với các ngành học khác. Vậy “Ngành Marketing thương mại là gì? Học xong ra trường làm gì?”. Để giải đáp cho những băn khoăn này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu “Ngành Marketing là gì? Học xong ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Marketing, mà hơn hết, sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.

Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến những anh chàng, cô nàng tay xách những sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá; một số khác nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi... Tuy nhiên cách nghĩ này chưa thực sự đúng và đầy đủ.

Rất khó để có một định nghĩa chính xác về ngành học này, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Giáo sư người Mỹ Philip Kotler - "Cha đẻ" của nền Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa được xem là chính xác nhất hiện nay về Marketing, như sau: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra". Theo học Marketing TM, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...

Học ngành Marketing Thương mại ra trường làm gì?

Marketing thương mại ngày nay là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, cấp quản lý thì trên 1000 USD/tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào. Với chuyên môn về Marketing, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,... Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.

Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Marketing Thương mại. Tại Trường Cao đẳng Thống kê II - một trong những đơn vị uy tín đào tạo ngành Marketing Thương mại, sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, nắm bắt những xu hướng marketing của thế giới,... Ngoài ra, sinh viên ngành Marketing thương mại tại COS2 còn được trang bị các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

Để biết thêm chi tiết về chương trình đào tạo ngành Marketing của Trường Cao đẳng Thống kê II xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://thongke2.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/nganh-marketing-thuong-mai-sua-doi-cap-nhat-bo-sung-nam-2020-851.html.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Marketing Thương mại học  gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Marketing không, ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Marketing khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Marketing,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Marketing và trở thành một chuyên viên marketing thành công trong tương lai.

Đăng ký xét tuyển trực tuyến: https://thongke2.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen.html

Học xong lớp 12 nên học nghề gì để có tương lai tươi sáng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn 5 nghề nên học sau khi học xong lớp 12 để có tương lai tươi sáng.

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng của con người cũng dần thay đổi. Hiện nay, các bạn trẻ không còn quá đặt nặng vấn đề học đại học, cao đẳng hay học nghề sau khi học xong lớp 12 nữa. Bởi lẽ dù học theo hệ nào đi chăng nữa thì đều chung một mục đích cuối cùng là ra trường tìm được một công việc ổn định, kiếm được thu nhập tốt.

Sau khi bạn học xong lớp 12, có rất nhiều lựa chọn cho các bạn. Tuy nhiên, các bạn sẽ có 3 lựa chọn chính: đi học cao đẳng, đại học hoặc đi học nghề hoặc đi làm. Mỗi một sự lựa chọn sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Các bạn phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện của gia đình và bản thân để có quyết định phù hợp.

Nếu như bạn lựa chọn đi học cao đẳng, đại học sau khi học xong lớp 12 thì bạn sẽ có kiến thức toàn diện hơn, nhiều kiến thức về nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau, sau khi ra trường cũng sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Tuy nhiên khi bạn học đại học thì chi phí sẽ cao hơn, thời gian học dài, chiếm tầm 3-6 năm. Sau khoảng thời gian đó thì bạn mới có đủ kiến thức và đi làm được.

Nếu như bạn lựa chọn đi làm ngay sau khi học xong lớp 12 thì bạn sẽ có thu nhập sớm hơn. Tuy nhiên do không có kiến thức mà bạn chỉ có thể làm những công việc không yêu cầu bằng cấp, trình độ, công việc không đảm bảo sự ổn định lâu dài và không có sự thăng tiến.

Nếu như bạn muốn nhanh có kiến thức, tay nghề mà nhanh đi làm thì học nghề sau khi học xong lớp 12 sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho các bạn. Thời gian học nghề ngắn, trung bình từ 03 tháng – 1 năm tùy với mỗi nghề khác nhau. Chỉ với thời gian ngắn nhưng các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để ra trường đi làm, nhanh có được công việc ổn định cho mình.

Nếu như bạn đã lựa chọn cho mình hướng đi là học nghề sau khi  học xong lớp 12 để tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh có kiến thức để thành nghề thì dưới đây là những nghề bạn nên theo học trong thời gian tới bởi độ “hot” cũng như nhu cầu thợ của những ngành này đang rất lớn.

(Học xong lớp 12 nên học nghề gì?)