Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Giải thích ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây
Câu thơ như bức tranh êm đềm, thơ mộng về sông Hương với những nét vẽ mềm mại, tinh tế mà trĩu nặng suy tư. Gió và mây vốn là 2 sự vật gán bó với nhau, gió thổi mây bay vậy mà ở câu thơ này, cách ngắt nhịp 4/3 cùng điệp từ "gió", "mây" để chúng về 2 hướng nghịch chiều nhau. Gió cứ lối gió, mây cứ đường mây, gió đóng khung trong gió, mây cô đơn trong mây, không có lấy một sự khăng khít. Khoảng cách chia lìa giữa gió và mây càng lớn thì sự cô đơn, trống trải của con người càng rộng. Muốn trở về thôn Vĩ mà người lai có quá nhiều ngáng trở, cùng giống như gió và mây sinh ra là ở bên nhau nhưng vẫn chia tách như nghịch cảnh, quả thật " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Nếu như ở khổ thơ trước có một Vĩ Dạ ắp đầy sự sống mơn mởn tươi xanh thì đến đây mạch thơ đã thay đổi. Cảnh và tình cũng đều thay đổi. Vẫn là vĩ dạ nhưng trong cảnh dòng sông bến nước vĩ dạ ấy lại lạc điệu vô sắc vô hương. Cảnh non nước Vĩ Dạ hiện lên với những hình ảnh quen thuộc như gió mây... nhưng tất cả đều trong trạng thái buồn bã chia li. Gió chỉ thổi nhẹ mây cũng chỉ chậm bay dòng nước lững lờ trôi. Điều đặc biệt là xưa nay gió thổi mây bay gió và mây vốn sóng đôi gắn bó vậy mà đi vào thơ Hàn Mặc Tử gió - mây lại không chung một trời "gió theo lối gió mây đườn mây". Câu thơ bị ngắt làm đôi tạo ra cả một bầu trời chia li giã biệt. Nỗi buồn của con người nỗi mặc cảm về sự chia li của con người đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, đã cắt lẻ cả những thứ vốn đã có cặp có đôi.
Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây?
Ý nghĩa của câu gió theo lối gió, mây đường mây
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây? Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế. Bài thơ cũng là tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn cảm nhận đoạn thơ gió theo lối gió mây đường mây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu gió theo lối gió mây đường mây trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Cảm nhận đoạn thơ sau gió theo lối gió mây đường mây
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.
Đối lập với bức tranh thiên nhiên đầy tươi sáng nơi thôn Vĩ ở khô thứ thứ nhất, đoạn thơ thứ hai là bức tranh sông nước đêm trăng:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Hai câu thơ mở đầu của khổ thơ thứ hai, tuy là tả cảnh nhưng khi đọc lên lại thấy nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh thiên nhiên gợi ra sự chia ly “gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu trong tự nhiên, gió và mây vốn là những sự vật luôn quấn quýt, gắn bó với nhau thì ở đây Hàn Mặc Tử lại để “mây và gió” chia cách đôi ngả. Ta tự hỏi đó là sự chia ly của thiên nhiên hay của chính con người? Và đến cả dòng nước - một sự vật vô tri, vô giác nhưng qua cái nhìn của nhà thơ giờ đây cũng có cảm xúc. Dòng nước “buồn thiu” - biện pháp tu từ nhân hóa khiến con sông giống như một con người, có tâm trạng. Cuối cùng là hình ảnh “hoa bắp lay” - bông hoa bắp nhỏ bé trôi theo dòng nước cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.
Và bức tranh sông nước trong đêm trăng thì sao có thể thiếu mất đi ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?”
“Trăng” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của thi ca. Đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử thì ánh trăng xuất hiện rất nhiều. Trăng có lúc được ẩn dụ, lúc được nhân hóa làm cho nó mang một phong cách độc đáo và khác lạ, kiểu như:
“Trăng nằm sóng soài trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi”
Hay ánh trăng có lúc trở nên thật điên cuồng:
“Ta nằm trong vũng trăng đêm ấySáng dậy điên cuồng mửa máu ra”
Còn ở “Đây thôn Vĩ Dạ” lại là “sông trăng” - gợi ra hình ảnh ánh trăng vàng in bóng xuống mặt nước. Ánh trăng lan tỏa ra khắp dòng sông tạo nên một dòng sông trăng. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng lo âu. Bởi với một người bình thường, nếu không kịp trở về vào “tối nay” thì sẽ còn những đêm khác, Còn với Hàn Mặc Tử, thì đêm nào cũng có thể là đêm cuối cùng.
Qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một hồn thơ mãnh liệt, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Đoạn thơ đã khơi gợi được những cảm xúc trong sáng mà đầy sâu sắc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tác giả Đỗ Bích Thúy viết về cô gái dân tộc dám theo đuổi tình yêu, cô giáo bám trụ vùng cao trong tập truyện "Hoa xuân trong gió xuân".
Sách do Công ty Liên Việt và NXB Hội nhà văn liên kết ấn hành, gồm 19 câu chuyện chọn lọc, trong đó có những sáng tác cũ và mới. Tác giả đề cập đến đề tài người dân tộc thiểu số, cuộc sống sinh hoạt của người Tày, Mông và câu chuyện xoay quanh tình yêu, các mối quan hệ của họ.
Bìa sách "Hoa xuân trong gió xuân" do họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ. Ảnh: Liên Việt Books
Truyện mở đầu Hoa xuân trong gió xuân nói về cô gái Chía không chấp nhận cưới người không yêu mà tự đi tìm hạnh phúc. Được mẹ bày cách, cô bỏ trốn với người yêu ngay trong đám cưới. Sau một tháng, đôi trẻ được bố Chía và hai bên gia đình chấp thuận: "Chả về mà chuẩn bị đám hỏi chứ gì nữa. Để con gái tao ở lại đây, cưới mới được đón", ông yêu cầu chàng trai về nhà thưa chuyện với bố mẹ để hỏi cưới con gái mình. Truyện kết thúc ở cảnh hai người yêu nhau đến được với nhau. Cô gái đứng dưới tán cây mận nhìn theo bóng người yêu, những bông hoa mận rơi lả tả trong gió xuân.
Cuốn sách viết về tình cảm gia đình, dù ở vùng cao hay thành phố, cha mẹ luôn hy sinh vì con. Khách quý cho thấy hình ảnh người mẹ dân tộc nhớ thương con đi làm xa: "Cháu ngoại ơi, cháu ngoại ơi. Mang mẹ về cho bà với chứ". Tình cảm của mẹ dành cho con trai nuôi được thể hiện qua Chiếc hộp khảm trai, hay trong truyện Em như sợi chỉ xanh, bố mẹ của Vi bán cả mảnh đất, tài sản lớn nhất được truyền lại từ đời ông bà để con gái đã quá lứa lỡ thì lấy được chồng.
Tập truyện còn viết về chân dung những thầy, cô giáo bám trụ vùng cao, mang con chữ đến cho học trò miền núi. Truyện Ấm áp như nước khắc họa hình ảnh cô giáo Hiên luôn tìm cách duy trì sĩ số lớp, vận động phụ huynh và học sinh đến trường. Cô đi từng nhà, dùng mọi lý lẽ thuyết phục, chấp nhận uống năm chén rượu ngô để gia đình cho các em đi học, trên đường đón học sinh, cô bị ngã: "Chả có ai trên đời này biết rằng cô vừa bị ngã lúc đi đón thằng bé, bùn ướt sũng từ gót chân tới mông quần". Hiên đem lòng thích Khải, thầy giáo ở một điểm trường khác.
Theo tác giả, nguyên mẫu của nhân vật chính trong truyện là một cô giáo ở Xín Mần, vùng cực tây của tỉnh Hà Giang đã gắn bó với miền núi suốt 30 năm. Trong truyện có đoạn: "Hiên lẽ ra chẳng lên cái nơi chon von cơ cực này làm gì nếu như không phải chạy trốn khổ đau. Lúc đầu là thế, rồi dần dần quen, rồi thương, rồi gắn bó. Đến cả mùi phân trâu phân bò cũng thấy quen mũi rồi".
Không gói gọn bối cảnh ở vùng núi, Đỗ Bích Thúy đưa người đọc xuôi về thành phố với những câu chuyện nơi góc phố nhỏ, về cốt cách người Hà Nội. Truyện Chiếc hộp khảm trai là góc nhìn của Bình - con dâu - về mẹ chồng, một phụ nữ thủ đô. Bà ăn mặc tươm tất, lịch sự ở tuổi 70 và luôn giữ nhà cửa ngăn nắp, "không một hạt bụi". Nhà văn viết trong tác phẩm: "Sự cẩn thận, đúng lề thói, một nếp ăn thói ở có lẽ từ lâu lắm trong bà. Bình hay đứng trên ban công tầng hai, nhìn qua những cái lá nhỏ của cây hoa giấy, ngắm mẹ chồng khẽ nâng tà áo dài, nhẹ nhàng bước chân ngồi vào xích lô, lưng luôn thẳng". Bà còn là chỗ dựa tinh thần cho con trai và con dâu, luôn tôn trọng sở thích, lối sống của hai con. Bình xót xa khi mẹ chồng bị bệnh: "Bấy lâu, mẹ như một chỗ dựa cho hai vợ chồng những lúc bát đũa xô lệch, nay mẹ nằm một chỗ, sự hẫng hụt đã thành một khoảng trống rất lớn".
Là nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi, trong buổi ra mắt sách ngày 24/11, Đỗ Bích Thúy nói lý do đưa một số tác phẩm về Hà Nội vào tập truyện: "Những truyện ngắn này tôi viết do không kiềm chế được, quá thích Hà Nội nên mới đưa vào". Chị cho biết không quá tự tin về đề tài này bởi đã có nhiều người viết về thủ đô trước mình.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy cho biết sẽ ưu tiên viết về đề tài miền núi. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam
Tác giả sử dụng văn phong tự nhiên, ngôn từ giản dị và miêu tả cảnh, vật một cách chi tiết. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận xét về cuốn sách: "Từ đề tài miền núi, hiện thực và lãng mạn, bay lên như Tiếng đàn môi bên bờ rào đá, văn chương nhà văn xuất thân từ miền núi này, sau hơn chục năm gần đây bắt đầu len lỏi vào cái sâu thẳm của đất ngàn năm, mà ở đó Đỗ Bích Thúy vẫn giữ được góc nhìn hết sức nhân hậu và bản lĩnh".
Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Hà Giang, hiện sống ở Hà Nội. Chị từng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội trong mười năm. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm đề tài miền núi như: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005), Chúa đất (2015), Lặng yên dưới vực sâu (2017), Người yêu ơi (2021), Than đỏ dưới tro tàn (2023). Trong đó, truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được chuyển thể thành phim điện ảnh Chuyện của Pao và đoạt giải thưởng Cánh Diều Vàng năm 2005, bộ phim truyền hình Lặng yên dưới vực sâu của đạo diễn Đào Duy Phúc cũng dựa trên tác phẩm cùng tên của Đỗ Bích Thúy.