Nếu công ty bạn tự tổ chức nấu ăn cho công nhân viên , hoặc đặt đơn vị khác nấu hạch toán vào chi phí quản lý bạn nhé. Khoản chi phí này không khống chế nhưng điều kiện phải có hoá đơn bạn VAT hoặc hoá đơn bán hàng thông thường bạn nhé. Nếu chi luơng có khoản phụ cấp tiền ăn thì hạch toán vào lương nhé, Phụ cấp tiền ăn khống chế mức 630/người/tháng. Nếu trả phụ cấp tiền mặt vượt quá khoản trên thì công ty chỉ được đưa vào chi phí hợp lý là 630 người/tháng. Còn cá nhân được phụ cấp trên 630 người/tháng thì phải chịu thuế TNCN. Trưởng phòng tư vấn thuế!
(1) Công ty chi trả tiền hoa hồng môi giới là cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới
– Hợp đồng môi giới giữa công ty chi trả và cá nhân nhận môi giới có quy định rõ khoản chi môi giới này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mức hưởng hoa hồng, số chứng minh thư để cuối năm làm quyết toán thuế TNCN
GHI CHÚ: Đến kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, Công ty lập tờ khai và nộp tiền thuế TNCN từ tiền công tiền lương – Mẫu số 05/KK – TNCN để nộp thay cho cá nhân.
3 Điều kiện để chi phí hoa hồng môi giới được xác định là chi phí hợp lý của doanh nghiệp
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Chi phí hoa hồng môi giới được xác định là chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Khi nó thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau:
– Khoản chi hoa hồng môi giới phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
– Khoản chi hoa hồng môi giới có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật gồm:
– Khoản chi hoa hồng môi giới từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng (đã bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Hạch toán tiền hỗ trợ bán hàng:
Nợ 641 - Chi phí bán bán (Thông tư 133 sử dụng tài khoản 6421)
Có 711: Thu nhập khác Có 3331: Thuế GTGT phải nộp
Nợ 641 - Chi phí bán bán (Thông tư 133 sử dụng tài khoản 6421) Nợ 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Hạch toán kế toán đơn vị tư vấn thiết kế cũng như các đơn vị xây lắp, hệ thống tài khoản cũng như vậy, chỉ khác không có chi phí máy thi công thôi. Bạn tìm trong Chuyên mục Kế toán xây lắp hoặc XDCB sẽ có nhiều bài viết về loại hình này. Đồng thời bạn tham khảo bài hướng dẫn của tôi ở đường link sau (bài #5)
Đối với trường hợp của bạn tôi tóm tắt mấy gợi ý bạn tham khảo nhé!
Cách 1: Giao khoản hợp đồng lại cho các phòng, tổ, bộ phận thuộc công ty mình thiết kế theo tỷ lệ (ban hành quy chế giao khoán), theo đó tổ đội nhận khoán có thể nhận nhiều hợp đồng và họ lập bảng lương lấy theo hạn mức đã giao khoán cho đến khi hoàn thành công trình hoặc khi nào họ cty muốn trả hết thì tùy thỏa thuận. Khi đã giao khoán bạn đã có phần chi phí trực tiếp rồi Mức giao khoán là 55-70% nhân công, 5-10% vật liệu..vv
Cách 2: Bạn hạch toán chi phí nhân công, vật liệu trực tiếp, theo đó bạn hạch toán vào 621,622... hoặc thẳng vào 1541,1542... tương ứng (không nên hạch toán nhân công tư vấn vào 642) sau đó phân bổ theo giá trị sản lượng thưc hiện của từng hợp đồng tính ra giá thành của từng hợp đồng
TK 642 là chi phí quản lý doanh nghiệp chung theo đó: lương của Ban Giám đốc, kê toán, hành chính, chi phi khác liên quan đến quản lý.
Chi phí nghỉ mát có được khấu trừ thuế GTGT
Căn cứ theo Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nêu trên thì còn có hướng dẫn về việc khấu trừ thuế GTGT đối với các khoản chi phí nghỉ mát như sau:
Xem chi tiết hướng dẫn tại Công văn 4005/TCT-CS:
Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với các khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ sau:
Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong quá trình đi nghỉ mát.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Công văn 4003/TCT-CS ngày 17/10/2018 của Tổng cục thuế về việc khấu trừ thuế GTGT như sau:
“Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh chi phí mua hàng hóa bên ngoài để làm quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân viên không dùng quỹ phúc lợi thì nếu khoản chi phí mua hàng hóa dùng làm quà cho nhân viên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định thì công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần tính vào chi phí được trừ, đồng thời Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.”
Như vậy, tóm tắt quy định trên cho thấy đối với khoản chi phí nghỉ mát (phúc lợi) cho người lao động thì doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của doanh nghiệp.
Chi phí nghỉ mát có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Tại điểm 2.30 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã quy định như sau:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Như vậy: Chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ, nhưng đây là một trong những khoản chi bị khống chế. Cụ thể, khoản này và các khoản có tính chất phúc lợi khác không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm của doanh nghiệp.
Hướng dẫn hạch toán chi phí nghỉ mát
Dựa trên căn cứ theo khoản 2, Điều 63, Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc hạch toán chi phí nghỉ mát cho nhân viên, chúng ta có thể tổng hợp cách hạch toán chi phí nghỉ mát như sau:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ), (nếu có)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ), (nếu có)
Trên đây là một vài thông tin cơ bản giúp người làm kế toán có thể hiểu hơn về chi phí nghỉ mát trong doanh nghiệp. Ngoài việc tổng hợp các kiến thức hữu ích trong lĩnh vực kế toán thì NewCA cũng đồng thời cung cấp phần mềm kế toán CyberBook mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác.
CyberBook là phần mềm kế toán trực tuyến được cung cấp bởi Công ty Cổ phần CyberLotus – đối tác tin cậy trong lĩnh vực cung cấp giải pháp công nghệ số tại Việt Nam hiện nay.
Được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về phần mềm kế toán, CyberBook đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn áp dụng tại các đơn vị kế toán trên thị trường.
Tìm hiểu và đăng ký tư vấn miễn phí về phần mềm kế toán tại: https://newca.vn/dich-vu-phan-mem-ke-toan/