Tại Điều 2 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy đinh tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự phải đáp ứng nguyên tắc, yêu cầu sau:
chỉ tiêu khám sức khỏe lâm sàng
Theo dự thảo, có 8 chỉ tiêu khám lâm sàng gồm: Thể lực, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa và da liễu.
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột "điểm", cụ thể: Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nội dung kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những gì?
Tại khoản 2 khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;
c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ khám những nội dung sau:
- Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
- Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Dự thảo Thông tư đề xuất quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.
Quy trình khám sức khỏe được dự thảo đề xuất như sau: 1- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; 2- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; 3- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định; 4- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 5- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định; 6- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Nội dung khám sức khỏe gồm: Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.
Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).
Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.
Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự 2024 là gì?
Tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự 2024 như sau:
- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
- Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA.
- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.
Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự 2024 là gì? (Hình từ Internet)