Đâu là cách cho trẻ đi học không khóc? Bố mẹ cần chuẩn bị những gì để trẻ đến trường với tâm trạng hào hứng, vui vẻ và phấn khởi? Tâm lý bất thường cùng với sự rời xa vòng tay của bố mẹ khiến trẻ trở nên rụt rè, sợ hãi và bật khóc. Mời bố mẹ cùng ISSP theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về những gợi ý giúp khắc phục tình trạng quấy khóc mỗi khi đi học của trẻ.
Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở trường
Việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường có thể giúp trẻ thích nghi tốt hơn với việc học tập và sinh hoạt trong gia đình. Trẻ sẽ dần làm quen với lối sinh hoạt có kế hoạch. Trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ trước sự nề nếp và khoa học khi đến trường học. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng việc áp dụng thời gian biểu tại nhà không nên quá khắt khe và cần phải linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong việc học tập và sinh hoạt tại nhà. Một số lợi ích của việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường tại nhà có thể bao gồm:
Trẻ được tự do khám phá điều mới mẻ – cách cho con đi học không khóc. (Nguồn: ISSP)
Tập cho trẻ xa cha mẹ trước khi đến trường
Việc tham gia trước những hoạt động ở trường mẫu giáo sẽ khiến con quen với việc tương tác với người khác và trở nên dạn dĩ hơn.
Thỉnh thoảng cha mẹ có thể gửi bé ở nhà ông bà hoặc thuê người giúp việc; và lánh đi đâu đó một khoảng thời gian trong ngày để bé quen với việc bị tách khỏi mẹ. Đây là bước đầu tiên cần thiết trong cách cho trẻ đi học không khóc.
Thấu hiểu tâm lý của trẻ lần đầu đi học
Thấu hiểu tâm lý của trẻ lần đầu đến trường là cách cho trẻ đi học không khóc. Việc này rất quan trọng trong việc giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng, hoặc bối rối khi đến trường lần đầu. Những cảm xúc này có thể làm cho trẻ khó tập trung trong học tập và giao tiếp với bạn bè và giáo viên. Để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này, bố mẹ và thầy cô cần phải đưa ra những lời khích lệ và hỗ trợ cho trẻ. Bằng cách tạo một môi trường học tập an toàn, ấm cúng và khuyến khích, trẻ sẽ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường học tập mới và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Tham khảo ngay: Phát triển khả năng tư duy cho bé, nên bắt đầu từ đâu? | ISSP
Bố mẹ nên thấu hiểu tâm lý của con trẻ trong lần đầu tiên đến trường. (Nguồn: ISSP)
✔️ Hãy trấn an, vỗ về con trong ngày đầu đến trường
Trẻ đi mẫu giáo lần đầu sẽ cảm thấy sợ hãi trong môi trường mới. Lúc này, bố mẹ cần vỗ về và trấn an con một cách dịu dàng và nhờ cô giáo quan tâm hơn khi ở trên lớp.
Điều này sẽ giúp con tìm được tìm vui khi đi học. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tay và đưa con vào tận lớp để bé cảm thấy an tâm hơn.
Tâm lý của trẻ khi đi học lần đầu
Đa số trẻ đi mẫu giáo lần đầu sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tách biệt khỏi gia đình để tiếp xúc với môi trường mới. Điều này có thể xuất phát từ việc bé mong muốn được ở bên cạnh bố mẹ thêm một thời gian nữa.
Đồng thời, đây cũng chính là lý do làm cho con khóc khi được phụ huynh dẫn đến trường. Vì thế, bố mẹ cần định hướng ngay từ đầu cũng như chuẩn bị phương pháp để giúp con đi học mầm non không khóc.
Trẻ khóc khi tạm rời xa bố mẹ không đồng nghĩa với việc bất an lâu dài trong tình cảm. Thay vào đó, đây chỉ là một tình huống tạm thời. Các hoạt động vui chơi, học tập tại trường sẽ thu hút sự chú ý và dần giúp bé làm quen với cảm giác rời xa vòng tay của bố mẹ.
Chính vì vậy, phụ huynh cần tìm hiểu làm sao để bé không sợ đi học hiệu quả. Từ đó giúp con có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Top các phương pháp giáo dục mầm non tốt hàng đầu hiện nay
Hướng dẫn ngày đầu đi học từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl – bố mẹ nên tham khảo
Là ngôi trường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được hai tổ chức Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội các trường phổ thông và Đại học New England (NEASC) kiểm định toàn diện, trường mầm non và tiểu học quốc tế Saigon Pearl luôn đề cao chất lượng của chương trình giảng dạy và giúp phát triển toàn diện cho học sinh. Không những vậy, trường còn tổ chức giảng dạy Tú tài Quốc Tế IB – một trong những chương trình được nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên sử dụng để giáo dục nhân tài.
Học sinh Sài Gòn Pearl tự tin hòa nhập vào môi trường giáo dục chuẩn quốc tế (Nguồn: ISSP)
Vậy trường Quốc Tế Saigon Pearl có cách cho trẻ đi học không khóc không? Bố mẹ có thể sử dụng những gợi ý được đề cập dưới đây để khắc phục và cải thiện tình trạng quấy khóc, không chịu đến trường của trẻ:
Ngoài ra, trong tuần đầu tiên đến trường:
Tham khảo ngay: Lần đầu tiên đi học, trẻ cần được chuẩn bị những gì? – ISSP
Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như có cơ hội tham quan, trải nghiệm môi trường giáo dục tại trường mầm non và tiểu học Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh có thể liên hệ tư vấn ngay hoặc Đặt lịch tham quan ngay.
Qua bài viết trên, ISSP hy vọng đã giải đáp tất cả các thắc mắc của các bậc phụ huynh về băn khoăn đâu là cách cho trẻ đi học không khóc. Với những thông tin chi tiết mà Saigon Pearl đã cung cấp, hy vọng các bậc bố mẹ sẽ biết cách điều chỉnh và áp dụng các biện pháp giúp con trẻ hào hứng đến trường, vui vẻ gặp bạn bè và tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức của thầy cô. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, mời quý phụ huynh liên hệ ngay Fanpage để được đội ngũ giảng viên tư vấn tận tình.
Xem thêm: preschool, steam là gì, lòng trắc ẩn là gì, international school, montessori là gì
Tiếp tục mua hàng Kiểm tra giỏ hàng
Tập cho trẻ xa bố mẹ trước khi đi học
Bố mẹ nên tập cho con trẻ làm quen với việc phải sống xa vòng tay che chở của các thành viên trong gia đình. Thông qua những tình huống và hoạt động sinh hoạt hằng ngày, trẻ sẽ dần thích nghi được với những hoàn cảnh sống khác nhau, dù là ở trường, ở nhà hay ở ngoài xã hội,… Khi không còn sự bao bọc của bố mẹ, các em sẽ trở nên tự lập hơn, tự chủ hơn và biết suy nghĩ về hành động của mình hơn.
Không lấy cô giáo ra để đe dọa trẻ
Việc lấy cô giáo ra để đe dọa trẻ là một hành vi không đúng đắn và không được khuyến khích. Việc đe dọa và sử dụng áp lực để ép buộc con trẻ không chỉ làm cho trẻ cảm thấy bị áp đặt mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Nếu dùng những lời nói và hình ảnh của thầy cô giáo để răn đe, có thể sẽ gây ra phản ứng ngược. Trẻ sẽ càng cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc phải đến lớp mỗi sáng. Do đó, bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình không nên thực hiện những hành vi tương tự để tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục trẻ.
Tham khảo ngay: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì? | ISSP
✔️ Trên đường đến trường hãy tạo sự hào hứng
Trên đường đến trường, bố mẹ nên áp dụng phương pháp dạy con đi học mầm non không khóc chính là tạo cảm giác hào hứng, thích thú.
Trong khoảng thời gian này, bạn hãy nói nhiều hơn với con về bạn bè đồng trang lứa. Từ đó giúp bé hình dung được bản thân sẽ tham gia hoạt động gì, tạo sự phấn khởi và không khóc khi đi học.